Theo dòng sự kiện

Sử dụng ánh sáng để đo nhiệt độ não

18/02/2020, 10:41

TNNN - Ánh sáng có thể thay thế các kỹ thuật xâm lấn để đo nhiệt độ não. Loại bỏ nhu cầu đặt nhiệt kế trong não khi chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ Swinburne (Swinburne University of Technology) thuộc bang Victoria (Úc) vừa hợp tác với Đại học Autónoma de Madrid ở Tây Ban Nha và Đại học Stanford ở Mỹ để phát triển một kỹ thuật đo lường nhiệt độ não bằng ánh sáng hồng ngoại.

Nhiệt độ của não thường được dùng làm căn cứ để chẩn đoán bệnh. Làm nóng các khu vực cụ thể sẽ mang lại nhiều hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh parkinson và các bệnh đau thần kinh mãn tính.

Tuy nhiên, các kỹ thuật hiện tại sử dụng để đo nhiệt độ não không nhạy cảm lắm hoặc cần tiếp xúc trực tiếp, đòi hỏi phải tạo một lỗ trên hộp sọ, điều đó dẫn tới nguy cơ làm tổn thương não bộ.

Các nhà khoa học dẫn đầu bởi Blanca del Rosal đã phát triển một kỹ thuật sử dụng các hạt nano nhiệt có độ nhạy để đo nhiệt độ não qua da và hộp sọ.

Các hạt nano phát ra ánh sáng cận hồng ngoại, không giống như ánh sáng bình thường mà con người có thể nhìn thấy, mà chúng có thể xuyên qua các mô sinh học. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi nhiệt độ não trong thời gian thực sau khi đã được gây mê. Điều đó làm giảm mạnh nhất các hoạt động của não đi kèm với việc giảm nhiệt độ não.

"Đó là một khám phá rất tuyệt," del Rosal nói. "Nếu có thể mở rộng quy mô, phương pháp này có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán chấn thương não và chấn thương thần kinh dễ dàng hơn cho các bệnh nhân".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advanced Functional Materials.

VH (TNNN) theo https://phys.org/news/2020-02-brain-temperature.html

Bình luận