
Đột phá mới: Chữa ung thư não bằng xạ khuẩn biển
TNNN - Một loại thuốc mới đặc trị u nguyên bào thần kinh được khai thác từ một loại vi khuẩn được tìm thấy dưới đáy biển ở độ sâu 1981m.
Tại Trung tâm y khoa thuộc trường Đại học California Irvine (UCI), một thử nghiệm giai đoạn 2 đang được tiến hành đối với thuốc này và cho kết quả khả quan.
Ông Paul Jensen, một nhà khoa học từ Viện Hải dương học Scripps (trường Đại học California San Diego) đang để tâm tới những lớp trầm tích phủ trắng đáy đại dương. Các động vật không xương sống bám trên bề mặt địa hình lại chứa vô số những sinh vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường bao gồm cả vi khuẩn biển.
Tuy nhỏ bé, nhưng vi khuẩn biển đóng vai trò tái chế chất dinh dưỡng trong đại dương và cung cấp thức ăn cho các cơ chế sinh vật khác. Nhiều loài vi khuẩn biển còn tạo ra hóa chất để tự vệ chống lại kẻ săn mồi và vi sinh vật gây bệnh.
.jpg)
Tàu nghiên cứu được điều hành bởi Quỹ thám hiểm đại dương (OET), trong một chuyến đi săn loài vi khuẩn biển chữa ung thư. (Ảnh nguồn: Ocean Exploration Trust/NautilusLive)
Năm 1988, Paul Jensen khi đó đang là một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã đồng hành cùng với cộng sự là William Fenical, một nhà hóa học của Viện Scripps, cùng tập trung tìm kiếm các loại thuốc trong thiên nhiên. Tháng 6/1989, Fenical và Jensen đã đến vùng biển Bahamas để tiến hành thu thập các mẫu trầm tích đáy biển từ 15 địa điểm khác nhau tại độ sâu 33m.
Khuẩn Salinispora tropica có thể được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. (Ảnh nguồn: Stephanie Stone)
Tại Viện ung thư quốc gia Mỹ (NCI) khi tiến hành xét nghiệm hợp chất mới với 60 tế bào ung thư khác nhau, kết quả thật bất ngờ: Hợp chất mà 2 ông đặt tên là Salinosporamide A đã chống lại một số dòng ung thư.
Dù đã có những thành công trong tiêu diệt đa tế bào u tủy, nhưng nhiều bệnh nhân trải qua lâm sàng đã báo cáo về những tác dụng phụ thần kinh tạm thời bao gồm hoa mắt và suy giảm khả năng nói.
Trong vòng vài năm nghiên cứu tiếp theo về tế bào gốc u nguyên bào thần kinh đệm, các nhà khoa học đã trung vào việc ức chế Proteasome như là một chiến lược hứa hẹn cho việc nhắm các khối u của chứng bệnh này.
Đến nay, một loại thuốc là marizomib đạt được tiến bộ trong giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng và một hãng dược đã đầu tư vào thử nghiệm tiếp theo.


Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế bền vững

Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU

Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng: Thể chế vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển

“Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”

Thủ tướng: Phát huy vai trò đặc biệt, truyền thống vẻ vang "vừa là chiến sĩ vừa là bác sĩ"

Bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp về tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng sản phẩm

Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số
