Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029
TNNN - Ngày 16-8, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội đã bầu ông Trịnh Quốc Đạt là Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ 2024-2029.
- Lần đầu tiên TECHFEST quốc tế được tổ chức tại Úc
- Tăng cường khảo sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường
- Triển vọng tổng hợp thuốc bằng phương pháp xúc tác enzym sinh học
Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập tháng 5-2005, là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các làng nghề, phố nghề trên cả nước. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam hiện có 8 văn phòng đại diện, 4 viện nghiên cứu; 9 ban chuyên môn; 15 trung tâm; 3 câu lạc bộ và Tạp chí Làng nghề Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Hiệp hội.
Trong nhiệm kỳ IV vừa qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã hoạt động tốt trên nhiều mặt, đặc biệt, nỗ lực thực hiện 6 chương trình đề ra: Chấn hưng và phát triển làng nghề; văn hóa du lịch làng nghề; xúc tiến thương mại, thông tin, đối ngoại…
Các chương trình hành động, hoạt động của Hiệp hội đều gắn với các chương trình của Nhà nước như: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” và chương trình “Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”…
Với những nỗ lực và kết quả đạt được, nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập (20-11-2020), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vinh dự được đón nhận: Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tiếp tục triển khai chương trình hành động thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” và Chiến lược Bảo tồn và Phát triển làng nghề.
Hiệp hội tiếp tục tham gia vào xây dựng quy hoạch tổng thể các làng nghề truyền thống trong phạm vi cả nước; xây dựng vùng nguyên liệu; nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống; phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, du lịch, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phong trào Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phát triển hội viên, tổ chức các hoạt động gắn kết hội viên...
Nhân dịp này, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước xem xét và có ý kiến về việc xây dựng và ban hành “Luật Bảo tồn và phát triển làng nghề”; đề xuất với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép lấy ngày 20-2-1959, ngày Hồ Chủ tịch về thăm Làng gốm cổ truyền Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là “Ngày làng nghề Việt Nam”; sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung số 123/2014/NĐ-CP ngày 25-12-2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ...
Trong ảnh: Nghệ nhân Ngô Thị Phương, làng Mễ Trì Thượng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm đón nhận danh hiệu nghệ nhân làng nghề Việt Nam ngành nghề làm cốm cổ truyền.
Dịp này, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam cho hơn 100 tập thể, cá nhân.
“Từ năm 2007 đến năm 2022, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã phong 1.041 Nghệ nhân làng nghề Việt Nam; 73 Làng nghề tiêu biểu; 72 Đơn vị kinh tế làng nghề tiêu biểu; 10 Bảo vật tinh hoa làng nghề; 100 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa làng nghề tiêu biểu; 131 Thợ giỏi làng nghề Việt Nam; 124 Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam.