
EVFTA và bài toán sở hữu trí tuệ
TNNN - Nếu các doanh nghiệp “thờ ơ” với vấn đề sở hữu trí tuệ thì sẽ không có “cửa” đưa sản phẩm vào thị trường EU.
- Sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng là hai trụ cột KH&CN
- Hợp tác để phát triển môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo và cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo
- Tăng quyền sở hữu trí tuệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Cơ hội…
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn là dấu mốc mới trên hành trình cải cách và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, tạo cơ hội lớn để doanh nghiệp nước ta đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường như hiện nay.
EVFTA tạo cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường.
Ngay sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực, châu Âu sẽ dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, Việt Nam xóa bỏ 48,5% tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam, sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, khơi thông dòng chảy mới về thương mại giữa chúng ta với một thị trường có sức mua lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ, mà với Hoa Kỳ thì chúng ta chưa có hiệp định thương mại tự do), tạo điều kiện cho cả người dân Việt Nam và Châu Âu có thể tiếp cận những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao và giá rẻ.
Với sự tham gia của các đối tác châu Âu, chúng ta kỳ vọng, giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ của những công đoạn sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, nỗ lực vươn tới những chuẩn mực quốc tế về quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp, về lao động, môi trường… cũng sẽ tạo ra nguồn năng lượng mới cho chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.
…luôn đi kèm thách thức
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp, cơ hội luôn đi kèm thách thức bởi lẽ với quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để tận dụng được lợi thế từ EVFTA đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chính các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường.
Trước tiên, doanh nghiệp phải nắm rõ quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, biện pháp phòng vệ thương mại, hay việc tìm hiểu về các đối tác, bạn hàng bên EU. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề về sở hữu trí tuệ trong cam kết của hiệp định. Đó là các cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, chỉ dẫn địa lý... với mức bảo hộ cao hơn so với Hiệp định thương mại thế giới (WTO).
Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được EU bảo hộ từng suýt mất thương hiệu do bị một công ty có địa chỉ tại Mỹ sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa.
Ông Nguyễn Hải Nam nhấn mạnh, các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, chuyện đầu tiên phải nghĩ tới là vấn đề sở hữu trí tuệ. Nếu các doanh nghiệp “thờ ơ” với vấn đề sở hữu trí tuệ thì sẽ không có “cửa” đưa sản phẩm vào thị trường khó tính này.
Một vấn đề quan trọng khác cũng được vị chuyên gia này lưu ý tới các doanh nghiệp. Đó là các doanh nghiệp nên hạn chế (tốt nhất là không sản xuất hoặc sử dụng) các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường, như các sản phẩm có bao bì nhựa khó phân hủy, đồ hộp… Bởi lẽ, người tiêu dùng EU hiện rất quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng “tẩy chay” các sản phẩm có thể gây hại đến môi trường sống hay kém thân thiện môi trường.
Bên cạnh đó, theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp cần sáng tạo, tạo ra sự khác biệt để nâng cao năng lực cạnh tranh của những sản phẩm dịch vụ mà mình làm ra bởi khác biệt chính là năng lực cạnh tranh lớn nhất.
Trong kỷ nguyên 4.0, những yêu cầu về phát triển bền vững là một nền tảng để tương tác với nền kinh tế thế giới. Phát triển bền vững và thực hiện trách nhiệm xã hội chính là giấy thông hành để tiến ra thị trường thế giới. Thậm chí doanh nghiệp cần trang bị lại công nghệ, nếu công nghệ đó chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời phải áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản trị, hiệu quả quản lý.
Liên kết nguồn tin: http://vietq.vn/evfta-va-bai-toan-so-huu-tri-tue-d169864.html


Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng ngành chăn nuôi phát triển bền vững

Vusta tổ chức sự kiện “Gặp gỡ 2022 vì hợp tác và phát triển”

QMFS 2021+1 đề cập nhiều vấn đề và giải pháp quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Ban Thường vụ VinaLAB triển khai nhiệm vụ quý IV và 6 tháng đầu năm 2023

Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay

VinaLAB họp bàn với JAIMA về các chương trình hợp tác nửa cuối năm 2022

Khôi phục và phát huy các mô hình, làng nghề chế biến nước mắm để hướng tới xuất khẩu

Thành lập Chi bộ Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay

Ban Thường vụ VinaLAB họp đánh giá kết quả năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022

Bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững ngành sản xuất nước mắm ở Việt Nam
