
An toàn thực phẩm vì quyền lợi người tiêu dùng
Ngày 18/7/2019, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Ngành Công Thương đảm bảo công tác an toàn thực phẩm vì quyền lợi người tiêu dùng”.
Hội thảo nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước (QLNN) về an toàn thực phẩm (ATTP), giải quyết các vấn đề cấp bách về ATTP trong tình hình mới, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm ATTP.
Hộ thảo có sự tham dự của các bộ, ban ngành trung ương và địa phương: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội ngành nghề, ngành hàng và đại diện doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm trong và ngoài nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, là một trong ba cơ quan được Chính phủ giao triển khai công tác quản lý nhà nước về ATTP, Bộ Công Thương đã triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, đề xuất nhiều giải pháp về quản lý nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm khẳng định thương hiệu, góp phần xây dựng và phát triển thị trường thực phẩm an toàn, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý trong đảm bảo ATTP vì quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ đã triển khai hệ thống thông tin ATTP quốc gia, tổ chức các hội thảo về ATTP, xây dựng nhiều chương trình, chuyên mục bổ ích: "Ngon sạch 3 miền", “Triệu chữ ký” vì ATTP, kết nối tiêu thụ nông sản an toàn vào hệ thống phân phối, tuần hàng đặc sản tại các hệ thống siêu thị, hỗ trợ các địa phương xây dựng mô hình thí điểm chợ ATTP,…
Bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: "Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm cần nâng cao tính tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính doanh nghiệp mình".
Theo bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, với hơn 96 triệu dân, Việt Nam là môi trường tiềm năng thúc đẩy phát triển thị trường bán lẻ với tốc độ khoảng 10%/năm. Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng từ năm 2010 đến nay tăng gấp hơn 2 lần, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản thực phẩm của người dân cũng tăng nhanh qua các năm.
Để góp phần xây dựng nền sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn một cách bền vững, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước đề nghị các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm cần nâng cao tính tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính doanh nghiệp mình.
Bên cạnh đó, cần thực hiện các hoạt động truyền thông, marketing, xây dựng thương hiệu nhằm khẳng định uy tín của sản phẩm và phát triển thị trường một cách bền vững, chinh phục người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua việc sản xuất các sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hoặc áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến như GMP, VietGap, HACCP, ISO… nhằm tạo nguồn cung bảo đảm ATTP cho thị trường.
Vũ Hải


Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế bền vững

Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU

Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng: Thể chế vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển

“Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”

Thủ tướng: Phát huy vai trò đặc biệt, truyền thống vẻ vang "vừa là chiến sĩ vừa là bác sĩ"

Bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp về tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng sản phẩm

Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số
