10 kỹ năng quản lý cần có của người quản lý phòng thử nghiệm
TNNN - Mặc dù gần đây bạn đã được thăng chức lên làm quản lý phòng thử nghiệm hay vị trí mà bạn đang quan tâm, ở vị trí đó cần những kỹ năng và sự thành thạo mà bạn cần biết. Tất nhiên, một phần chính của công việc là tạo điều kiện cho những khám phá mới và thực hiện các chương trình nghiên cứu thú vị, nhưng công việc không kết thúc ở đó. Hãy tham khảo 10 kỹ năng mà chúng tôi đã xác định để trở thành một người quản lý phòng thử nghiệm thành công.
1. Khả năng lãnh đạo
Tại một vị trí chịu trách nhiệm cho toàn nhóm, có vẻ hơi nản chí khi lần đầu tiên bạn được đề bạt vai trò lãnh đạo phòng thử nghiệm, nhưng không cần thiết khi bạn phân chia thành các bộ phận cấu thành của nó. Hãy xem xét ba điểm sau đây và bạn sẽ tiếp tục trở thành người quản lý phòng thử nghiệm được mọi người kính trọng.
Thứ nhất, nhằm mục đích đưa ra lựa chọn vì lợi ích của toàn thể. Vị trí quyền lực có nghĩa là quyết định cuối cùng thuộc về bạn, vì vậy hãy xem đó là đưa ra sự lựa chọn cho nhóm chứ không phải cho cá nhân.
Thứ hai, hãy tự tin lựa chọn. Người quản lý phòng thử nghiệm cần phải sẵn sàng và có thể đưa ra các quyết định quan trọng và truyền cảm hứng cho nhóm với những đánh giá, suy nghĩ hợp lý.
Cuối cùng, duy trì động lực và sự nhiệt tình trong nhóm. Hãy lắng nghe nhân viên của bạn, đảm bảo mọi người nhận thức được mục tiêu của mình và thấy rằng nhân viên đang làm việc cùng nhau vì lợi ích chung của phòng thử nghiệm.
2. Giao tiếp
Cả giao tiếp chính thức và không chính thức đều quan trọng để đảm bảo tinh thần đồng đội tuyệt vời và bầu không khí làm việc thân thiện. Hãy đảm bảo lập lịch trình giao tiếp trực tiếp thường xuyên với nhân viên để họ có cơ hội thảo luận về bất kỳ vấn đề nào với bạn trước khi chúng trở thành vấn đề không mong muốn. Một người quản lý dễ tiếp cận và hiểu biết thường xuyên được liệt kê là một trong những yếu tố chính trong thúc đẩy tinh thần nhân viên. Nếu bạn đang tìm kiếm thêm điểm để trở thành siêu sếp, hãy sắp xếp các cuộc gặp gỡ không chính thức bên ngoài môi trường làm việc để cho phép các đồng nghiệp vui vẻ, làm giảm bớt căng thẳng trong công việc.
3. Quản lý dự án
Vai trò của người quản lý phòng thử nghiệm có nhiều sự giao thoa với người quản lý dự án. Tất nhiên, việc hoàn thành một dự án là có sự cố gắng nỗ lực của cả nhóm và đôi khi có thể xảy ra không có thành phần còn lại của nhóm bạn, nhưng tập hợp nhiều yếu tố của một dự án phức tạp sẽ phần lớn thuộc về trách nhiệm của người quản lý phòng thử nghiệm. Cho dù bạn có thiết lập các khung thời gian, truyền đạt các mục tiêu cho phần còn lại của nhóm dự án hay đảm bảo phân công, điều phối dự án là chìa khóa thành công và bạn là người phải thực hiện.
4. Quản lý ngân sách
Tài trợ của chính phủ là hiếm hoi và xin tài trợ và tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau là chìa khóa cho một phòng thử nghiệm thành công, thịnh vượng. Tương lai của phòng thử nghiệm có thể trong bối cảnh không có kinh phí phù hợp, vì vậy đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà bạn sẽ thực hiện với tư cách là người quản lý phòng thử nghiệm. Có rất nhiều khóa học sẽ giúp bạn cải thiện việc viết hồ sơ nhận thầu, hoặc bạn có thể dành thời gian để tìm kiếm lời khuyên của các nhân viên cấp cao có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đừng hoảng loạn nếu bạn không phải là một người viết lách, có những cơ quan chuyên về công việc này hoặc bạn có thể thuê một người viết hồ sơ nhận thầu nếu ngân sách cho phép. Chi tiêu trong lĩnh vực này thường mang lại lợi nhuận đầu tư lớn vì vậy hãy xem xét ủy thác nhiệm vụ nếu cần thiết.
5. Tổ chức các cuộc họp
Đảm bảo rằng, các cuộc họp trong phòng thử nghiệm của bạn chất lượng và hiệu quả. Cho dù trước cuộc họp bạn đang tập hợp các chương trình nghị sự, hãy tập trung thảo luận trong suốt thời gian diễn ra cuộc họp, hoặc thảo luận trong nhóm sau đó, việc tổ chức các cuộc họp sẽ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Sẽ rất tốt khi xem cách người khác tiến hành các cuộc họp và làm việc với các kỹ năng mà bạn thấy hiệu quả nhất, khiến cho các cuộc họp trở nên hiệu quả và hữu ích cho toàn bộ nhóm.
6. Quản lý các ưu tiên bị xung đột
Những hạn chế tài chính và các cam kết khác thường có nghĩa là không thể để ưu tiên một mình nghiên cứu. Một kỹ năng quan trọng đối với các nhà quản lý phòng thử nghiệm là khả năng xử lý các ưu tiên bị xung đột này, đảm bảo nghiên cứu chất lượng tốt nhất trong khi tối đa hóa lợi nhuận và thu hút các nhà đầu tư. Khoa học là về khám phá và đổi mới, nhưng một nhà quản lý hiệu quả phải cung cấp những thứ này đúng thời hạn và trong ngân sách.
7 .Giải quyết vấn đề sáng tạo
Là người quản lý phòng thử nghiệm, bạn sẽ thường xuyên phải động não suy nghĩ. Cuối cùng, vào thời điểm bạn gặp vấn đề, dường như các giải pháp rõ ràng hơn cùng với sự cố gắng của các thành viên trong nhóm của bạn. Cho dù giải quyết vấn đề ngân sách thông qua các giải pháp khắc phục hoặc đưa ra một viễn cảnh mới mẻ cho một dự án, động não suy nghĩ là một trong các kỹ năng bạn cần sử dụng. Trở thành một người giải quyết vấn đề sáng tạo tốt hơn bằng cách luôn cập nhật những tin tức mới nhất trong ngành và những tiến bộ trong lĩnh vực của bạn. Tập trung suy nghĩ trừu tượng hơn, bạn có thể phát hiện ra các giải pháp sáng tạo và có thể áp dụng để giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp.
8. Phát triển kỹ năng
Là người quản lý phòng thử nghiệm, cũng là vai trò của bạn để giám sát các hội nghị và đào tạo cho nhóm của bạn. Đảm bảo nhân viên của bạn luôn cập nhật các khóa đào tạo và những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực của bạn rất quan trọng đối với lực lượng lao động có tư duy tiến bộ. Tham gia các khóa học hoặc thương mại có liên quan để luôn đứng đầu trong tất cả các phát triển mới nhất. Xác định và ưu tiên các khóa học sẽ có lợi nhất cho phòng thử nghiệm nói chung và sắp đặt phù hợp. Khi ngân sách hạn hẹp, có thể dễ dàng bỏ qua việc đào tạo và phát triển nhân viên.
9. Giám sát an toàn
Do bản chất của môi trường phòng thử nghiệm vốn đầy rẫy những hiểm nguy. Từ lưu trữ các hóa chất đến thực hiện các quy trình, môi trường phòng thử nghiệm có nhiều rủi ro. Người ta thường nói “an toàn là trách nhiệm của mỗi người”, tất nhiên điều này là đúng, nhưng với tư cách là người quản lý phòng thử nghiệm, thì nhiệm vụ của bạn là đảm nhận vai trò của một người đứng đầu. Phải đảm bảo luôn có hướng dẫn về an toàn rõ ràng, nên chú trọng việc sắp xếp huấn luyện an toàn và giám sát nơi làm việc luôn sạch sẽ, có tổ chức và an toàn để làm việc.
10. Chủ trì cuộc họp
Nếu trước đây bạn chỉ là người tham dự các cuộc họp trong phòng thử nghiệm, thì có thể cho rằng, điều hành một cuộc họp dễ dàng, chỉ đơn giản là bố trí thời gian và đặt lịch họp, nhưng những người quản lý phòng thử nghiệm có kinh nghiệm sẽ biết rằng, còn nhiều điều cần phải làm hơn thế. Từ việc kết hợp các chương trình nghị sự với nhau, phân bổ thời gian thích hợp cho cuộc họp, đảm bảo cuộc họp diễn ra suôn sẻ, vai trò của người tổ chức cuộc họp là vô cùng quan trọng. Nếu vai trò này là mới đối với bạn, bạn nên quan sát các cuộc họp và chú ý về những gì họ đã làm tốt để học tập.
Trương Tố Quyên dịch
Nguồn: Lab Manager – Hoa Kỳ