Những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm bạn nên biết
Trong phòng thí nghiệm có nhiều loại hóa chất ảnh hưởng xấu đến cơ thể người và môi trường. Những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm được chia thành nhiều mức độ nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng chúng
Những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm người sử dụng nên biết:
+ Hóa chất ăn mòn như axit sunfuric đặc (H2SO4) rơi vào vải, vải giả da, giấy, gỗ,….. sẽ tạo ra vết cháy đen.
+ Hơi iot có thể gây khó chịu cho mắt và các màng nhẩy. Ngoài ra iot tiếp xúc với da có thể gây tổn thương.
+ Thuốc tím kali permanganat (KmnO4): có tính oxi hóa cao nên được dùng để sát khuẩn rửa rau nhưng dùng với liều lượng nhất định. Thậm chí bạn có thể ngộ độc thuốc tím nếu không may uống nhầm. Nó khiến bạn nôn ói, loét niêm mạc, thủng dạ dày.
+ Nhôm clorua ( AlCl3): có thể gây kích ứng da, mắt và đường hô hấp.
+ Khí clo: cay mũi, cuống họng, mắt, chảy nước mắt, ho, khó thở,…
+ Khí cacbon monooxit: làm giảm oxi trong máu gây tổn thương hệ thần kinh
+ Khí lưu huỳnh dioxxit gây viêm phổi, mắt, da.
+ Tuyệt đối không được dùng để mũi ngửi trực tiếp hóa chất thể khí, nó sẽ gây nguy hiểm cho đường hô hấp, sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Hóa chất trong phòng thí nghiệm có hại đến sức khỏe con người, vậy nên người làm việc phải lưu ý một số cách sử dụng hóa chất để mang lại sự an toàn cho người dùng và mọi người xung quanh. Khi sử dụng những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm phải hết sức cẩn thận, tuân thủ chỉ dẫn của tài liệu và của các cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm. Thiết bị thí nghiệm phải an toàn, nút và các ống dẫn khí phải kín, không để rõ rỉ khí độc ra ngoài. Hủy chất độc ngay sau khi xong thí nghiệm.
+ Cần chú ý các biểu tượng độc hại trên nhãn, dụng cụ phải sạch và đặc biệt là không nếm trực tiếp hóa chất hóa chất hoặc ăn uống trong phòng thí nghiệm.
Trên đây là những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm mà người sử dụng nên biết. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những cách sử dụng hóa chất an toàn hơn.
Nguồn: Hóa chất Thiết bị