Các nhà nghiên cứu phát hiện não rối trong bệnh Alzheimer
TNNN - Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Queensland đã phát hiện ra một quá trình 'gieo mầm' mới trong các tế bào não có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất trí và bệnh Alzheime.
Giáo sư Jürgen Götz, nhà nghiên cứu về chứng mất trí nhớ của Viện Não bộ UQ’s Queensland cho biết: “Nghiên cứu cho thấy rằng các tế bào thần kinh bị rối, một dấu hiệu đặc trưng của chứng sa sút trí tuệ, hình thành một phần do quá trình tế bào đi chệch hướng và cho phép một protein tau độc hại rò rỉ vào các tế bào não khỏe mạnh”.
Giáo sư Götz cho biết: “Những rò rỉ này tạo ra một quá trình gieo mầm có hại, gây ra các rối loạn tau và cuối cùng dẫn đến mất trí nhớ và các chứng bệnh khác”.
Giáo sư Götz nói: “Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu vì sao hạt tau có thể thoát ra ngoài sau khi hấp thụ vào các tế bào khỏe mạnh”.
Ông nói: “Ở những người mắc bệnh Alzheimer, có vẻ như những túi nhỏ vận chuyển thông điệp bên trong hoặc bên ngoài tế bào, được gọi là exosomes, kích hoạt phản ứng đục lỗ trên thành màng tế bào của chính họ và cho phép các hạt độc hại thoát ra ngoài. Khi nhiều tau tích tụ trong não và cuối cùng tạo thành các đám rối, cùng với các protein có cấu trúc bất thường được gọi là mảng amyloid, chúng tạo thành các đặc điểm chính của các bệnh thần kinh này".
Nhà nghiên cứu của Viện Não Queensland, Tiến sĩ Juan Polanco cho biết, những phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học tổng hợp lại cách thức xảy ra các dạng bệnh Alzheimer không di truyền và các chứng sa sút trí tuệ khác.
Tiến sĩ Polanco cho biết: “Chúng ta càng hiểu rõ các cơ chế cơ bản, thì càng dễ dàng can thiệp vào quá trình này và làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn bệnh”.
"Cùng với bệnh Alzheimer, quá trình tế bào này cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhận thức khác, từ chứng mất trí nhớ thùy trán đến rối loạn thần kinh hiếm gặp với chất độc tau”.
"Ngay cả trong nghiên cứu ung thư, có bằng chứng mới cho thấy các exomes này có thể tải các thông điệp duy nhất phản ánh tình trạng của khối u và cho phép chúng tái tạo và lây lan ung thư nhanh hơn trong cơ thể”.
"Việc nâng cao hiểu biết của chúng tôi về cách thức lây lan của bệnh Alzheimer và các bệnh khác thông qua exosomes sẽ cho phép chúng tôi tạo ra những phương pháp mới để điều trị và can thiệp vào các quá trình tế bào này trong tương lai".
Giáo sư Götz chỉ đạo nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chứng mất trí nhớ do lão hóa Clem Jones của QBI. Một nhóm trong nhóm nghiên cứu của ông, do Tiến sĩ Polanco dẫn dắt, đang xem xét vai trò của exosomes và rối loạn chức năng tế bào như một yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh.
Nghiên cứu này được công bố trên Acta Neuropathologica (DOI: 10.1007 / s00401-020-02254-3, PMID: 33417012).
Đồng thời nghiên cứu cũng được giới thiệu trên trang web AlzForum có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Bình Minh dịch
Nguồn: Trường Đại học Queensland - Úc