
Con người sẽ trở nên miễn nhiễm với phóng xạ?
Các nhà khoa học tại Đại học California ở San Diego đã tìm ra cơ chế của protein Dsup, được tìm thấy trong loài Tardigrada (gấu nước) và có khả năng bảo vệ nhiễm sắc thề ADN khỏi bức xạ.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được protein Dsup trong loài gấu nước Ramazzottius varieornatus. Protein liên kết với chất chính bên trong nhân tế bào, bảo vệ ADN khỏi bị hư hại bởi các chất hydroxyl. Các nhà khoa học cũng tìm thấy Dsup trong một loài Tardigrada - Hypsibius Testplelaris - hoạt động theo cơ chế tương tự.
Một trong những phần của protein hóa ra tương tự như loại trước đây được tìm thấy trong các protein liên kết của người và các động vật có xương sống khác. Tuy nhiên, Dsup không được thiết kế đặc biệt để bảo vệ chống lại tia X. Nó giúp Tardigrada đối phó với các chất oxy hóa mạnh, khi rêu nơi sinh vật này sinh sống bị khô đi.
Các nhà khoa học tin rằng phát hiện này cũng sẽ giúp phát triển các phương pháp để bảo vệ các tế bào sống trước các điều kiện môi trường khắc nghiệt, cũng như các phương pháp để tăng tuổi thọ tế bào nuôi cấy.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp phát triển một nhóm thuốc mới giúp mọi người chịu được bức xạ ion hóa.
M.P
Nguồn: Sputnik
Ảnh bìa: Internet


Phân biệt vi sinh vật có lợi với vi sinh vật có hại trong hệ vi sinh vật rễ

Phương pháp tính toán mới dự đoán các phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao

Phát triển một phương pháp thử nghiệm nước dằn mới

Phương pháp điều trị mới có thể chữa khỏi viêm gan B mãn tính

Có thể thay thế một số loại thuốc đã được FDA phê duyệt để điều trị COVID-19

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ

Các nhà nghiên cứu thuốc xử lý ký sinh trùng sốt rét ở các giai đoạn sống của chúng

Các nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề tìm kiếm sinh học lâu đời

Chế tạo mạch máu sinh học bằng kỹ thuật in 3D

Các nhà khoa học thực phẩm tạo lập sơ đồ quốc gia về vi khuẩn Listeria gây chết người
