
Ngỡ ngàng phát hiện giảm nguy cơ 4 loại ung thư nhờ uống viên thuốc phổ biến này
TNNN - Nghiên cứu quy mô lớn của Mỹ cho thấy nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng, phổi và buồng trứng có thể được kéo giảm nhờ một trong những loại thuốc rẻ và phổ biến nhất thế giới.
Công trình với 140.000 tình nguyện viên tham gia của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy một số người vì nhu cầu trị bệnh phải uống aspirin khoảng 3 lần/tuần đã bất ngờ được hưởng lợi kép: nguy cơ mắc 4 loại ung thư bao gồm ung thư đại trực tràng (ung thư ruột), ung thư phổi, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tiền liệt đã được kéo giảm. Trong đó, lợi ích giảm nguy cơ rõ ràng nhất đối với ung thư đại trực tràng, loại ung thư phổ biến hàng thứ tư và cũng gây chết người hàng thứ tư ở Mỹ.
Ngoài ra, nếu lỡ có bị mắc ung thư thì những người dùng vài viên aspirin mỗi tuần này cũng có cơ hội chiến thắng căn bệnh và sống sót cao hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lợi ích kỳ diệu nói trên chỉ xảy ra ở những người có cân nặng khỏe mạnh. Người quá gầy (BMI dưới 20) hay quá mập (BMI trên 29,9) đều không hưởng được lợi ích từ việc uống aspirin.
Các tác giả tin rằng lợi ích này có thể đến từ tác dụng kháng viêm của aspirin: nhiều nghiên cứu trước đó đã liên kết hiện tượng viêm với bệnh ung thư.
Aspirin là một trong các loại thuốc phổ biến nhất thế giới với tác dụng chủ yếu là giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. Nó thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh aspirin dùng thường xuyên với liều thấp có thể phát huy một số lợi ích sức khỏe, ví dụ lợi ích lên hệ tim mạch, khả năng tình dục hay chống lại tác hại của ô nhiễm. Tuy nhiên nhiều chuyên gia khuyên người dùng cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ của mình, bởi aspirin cũng có một số tác dụng phụ, ví dụ như gây đau dạ dày ở một số người.
Theo Nld
Nguồn: Khoa học & Phát triển


Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn

Sắp diễn ra hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong kiểm soát và đánh giá chất lượng”

Chỉ số đánh giá và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

TCVN 13751:2023 - Tiêu chuẩn quốc gia đối với chuyên gia năng suất

Triển lãm Dụng cụ Khoa học lần thứ 35 (JASIS 2023) có gì mới?

Nghiên cứu ứng dụng tài nguyên thực vật Việt Nam trong công nghệ môi trường và dược mỹ phẩm

Một số điểm mới của ISO/IEC 17043:2023

Lấy ý kiến hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CLSPHH

Mô hình AI chuyển hóa hình ảnh chụp X-quang thành công cụ chẩn đoán tim mạch

Xu hướng công nghệ trong năm 2023 và các năm tiếp theo
