Nuôi cấy phôi lai người-khỉ trong phòng thí nghiệm
TNNN - Trong bài báo được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 15/4, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tiêm hàng chục tế bào gốc của người vào phôi khỉ đang phát triển. Cuối cùng, họ đã tạo ra và duy trì thành công phôi lai người-khỉ tối đa 20 ngày trong các đĩa thí nghiệm.
Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên những thành tựu trước đây của giáo sư Juan Carlos Izpisua Belmonte tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk ở California (Mỹ) và các cộng sự ở Trung Quốc. Họ lần đầu tiên tạo thành công phôi lai người-khỉ cách đây vài năm nhưng chỉ giữ chúng sống trong vài ngày.
Phôi nang của sinh vật lai người – khỉ.
Ảnh: Weizhi Ji.
Trong thí nghiệm mới, Belmonte đã tiêm vào mỗi phôi nang khỉ 25 tế bào gốc đa năng mở rộng (EPS) của người. EPS là loại tế bào gốc có thể biệt hóa thành cả mô phôi và mô ngoài phôi. Sau một ngày, nhóm nghiên cứu phát hiện tế bào người trong số 132 phôi khỉ. Sau 10 ngày, 103 phôi lai vẫn phát triển bình thường. Đến ngày thứ 19, chỉ còn lại ba phôi sống sót và chúng vẫn chứa một lượng lớn tế bào người.
Belmonte hy vọng phôi thai người-khỉ một ngày nào đó sẽ trở thành những mô hình hữu ích để nghiên cứu các quá trình sinh học và bệnh tật ở người trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong tương lai, phôi lai cũng có thể được sử dụng để nuôi cấy tế bào, mô hoặc cơ quan có thể cấy ghép.
Nguồn: Khoa học & Phát triển
Bình luận
Tin khác
Sắp diễn ra hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong kiểm soát và đánh giá chất lượng”
Chỉ số đánh giá và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
TCVN 13751:2023 - Tiêu chuẩn quốc gia đối với chuyên gia năng suất
Triển lãm Dụng cụ Khoa học lần thứ 35 (JASIS 2023) có gì mới?
Nghiên cứu ứng dụng tài nguyên thực vật Việt Nam trong công nghệ môi trường và dược mỹ phẩm
Tin cũ hơn