Theo dòng sự kiện

Tá dược lỏng truyền dựa trên vật liệu nano để phát triển vắc-xin ung thư

05/08/2021, 14:18

TNNN - Các nhà nghiên cứu xem xét toàn diện tá dược lỏng truyền vắc-xin ung thư dựa trên vật liệu nano.

Trong những năm qua, những tiến bộ đáng kể trong nghiên cứu ung thư đã dẫn đến bước tiếp theo trong liệu pháp điều trị ung thư — vắc-xin ngừa ung thư! Tuy nhiên, việc sử dụng trực tiếp các loại vắc-xin này ở những bệnh nhân ung thư thường không mang lại hiệu quả chống khối u như mong muốn.

Một trong những lý do của sự thất bại này là do thiếu cung cấp thuốc nhắm mục têu đến các tế bào khối u. Theo đó, giai đoạn tiếp theo trong nghiên cứu ung thư mà các nhà khoa học hiện đang tập trung nỗ lực là tìm ra tá dược lỏng truyền vắc-xin ung thư thích hợp.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển tá dược lỏng truyền vắc-xin ung thư dựa trên vật liệu nano trong vài năm gần đây. Mặc dù có một số tiến bộ trong nghiên cứu này, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi công nghệ này khả dụng trên lâm sàng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này, việc hợp nhất tất cả các nghiên cứu hiện có về tá dược lỏng truyền vắc-xin ung thư là thời khắc quan trọng. Tiến sĩ Jie Liang và Tiến sĩ Xiao Zhao, từ Phòng thí nghiệm Trọng điểm CAS về Hiệu ứng Y sinh của Vật liệu nano và An toàn Nanos, Trung tâm CAS về Khoa học nano, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung Quốc và trường Đại học Viện Khoa học Trung Quốc, đã có cùng ý tưởng cho nghiên cứu này.  

Họ là đồng tác giả của một bài đánh giá toàn diện về các loại, ưu và nhược điểm khác nhau của tá dược lỏng truyền có sẵn. Bài đánh giá của họ, cũng bao gồm những tiến bộ trong nghiên cứu kháng nguyên khối u, đã được công bố trên tạp chí Cancer Biology & Medicine và trình bày trực tuyến vào ngày 15 tháng 5 năm 2021.

Các tác giả đã phân loại tá dược lỏng truyền thành bốn loại chính - dựa trên chất béo, polyme, hợp chất vô cơ và tá dược lỏng lấy cảm hứng từ sinh học. Tá dược lỏng dựa trên chất béo, bao gồm các liposome (là một túi hình cầu có ít nhất một bilayer lipid), có thể có hình dạng hình cầu ổn định sau khi bao bọc kháng nguyên. Chúng có lợi do tương đồng với màng tế bào, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu vắc-xin vào vùng được nhắm mục tiêu tốt hơn.

Gần đây nhất, đã sử dụng tá dược lỏng dựa trên chất béo trong vắc-xin mRNA. Tá dược lỏng làm từ polyme cung cấp nhiều lựa chọn hơn, như tá dược lỏng truyền tổng hợp hoặc có nguồn gốc tự nhiên và có thể điều chỉnh được các đặc tính sinh hóa cần thiết.

Một số ví dụ về tá dược lỏng dựa trên polyme tự nhiên bao gồm peptide và glycan nano / vi mang; tá dược lỏng dựa trên polyme tổng hợp bao gồm poly (axit lactic-co-glycolic) và polycaprolactone. Đã  chứng minh các loại vắc-xin có nguồn gốc từ hợp chất vô cơ là hỗ trợ sự gia tăng của các thành phần sinh hóa trong hệ thống miễn dịch, làm tăng tác dụng chống ung thư.

Một vài ví dụ trong số này bao gồm bộ khung làm bằng silica, vàng và oxit sắt. Giải thích thêm về tác dụng của tá dược lỏng cung cấp dựa trên hợp chất vô cơ, Zhao, đồng tác giả của bài đánh giá, cho biết: “Nhìn chung, nên sử dụng phương pháp truyền dựa trên hợp chất vô cơ để đảm bảo sự phong phú và thời gian lưu giữ của các kháng nguyên trong tuần hoàn bạch huyết, trong đó tạo ra hệ miễn dịch ngày càng hiệu quả".

Thậm chí tác động sâu sắc hơn là tá dược lỏng truyển lấy cảm hứng từ sinh học, giống hệt các tế bào của chính cơ thể hoặc những kẻ xâm lược thành công như vi khuẩn và vi rút để đạt được việc truyền vắc-xin ung thư cụ thể và an toàn.

Hơn nữa, những tá dược lỏng này có khả năng hoạt động như chất bổ trợ và có thể tăng cường kích hoạt miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng mỗi tá dược lỏng truyền vắc-xin này bị hạn chế do các nhược điểm như độc tính, khả năng phân hủy sinh học và các phản ứng miễn dịch bị cản trở, đặc biệt là khi sử dụng đơn độc.

Do đó, các nhà nghiên cứu đề xuất một sự kết hợp giữa các loại NCV khác nhau để tăng cường hoạt động chống ung thư được nhắm mục tiêu. Hơn nữa, họ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải xác nhận sự thành công của việc nhắm mục tiêu các kháng nguyên khối u cụ thể, đặc biệt là thông qua phương pháp silico, trước khi bắt đầu nỗ lực truyền vắc-xin ung thư.

Nhìn chung, các tác giả hy vọng rằng đánh giá của họ sẽ khuyến khích các nhà nghiên cứu giải quyết những thiếu sót của tá dược lỏng truyền vắc-xin ung thư hiện có, do đó, hiện thực hóa một hệ thống phân phối vắc-xin nhắm mục tiêu khối u hiệu quả, với các lợi ích điều trị và dự phòng cần thiết.

Liang cho biết chi tiết hơn về những gì mà đánh giá đã đạt được: “Chúng tôi tóm tắt sự phát triển của vắc-xin điều trị ung thư tiền lâm sàng và những tiến bộ của tá dược lỏng truyền dựa trên vật liệu nano cho liệu pháp miễn dịch ung thư, tạo cơ sở cho một nền tảng truyền vắc-xin đặc hiệu cho từng cá nhân. Hơn nữa, chúng tôi xem xét những thách thức hiện có và triển vọng tương lai của vắc-xin đặc hiệu cho từng cá nhân dựa trên vật liệu nano cho các liệu pháp miễn dịch khối u mới”.

Truyền thông Cactus

Thanh Bình dịch

Nguồn: Lab Manager- Hoa Kỳ

 

Bình luận