
Anh thử nghiệm lâm sàng điều trị virus corona bằng huyết tương người khỏi bệnh
TNNN - Anh đang tiến hành 2 thử nghiệm truyền huyết tương của người khỏi bệnh cho bệnh nhân Covid-19 để tìm hiểu hiệu quả của phương pháp này.
- Triển khai chuỗi liên kết “Tuổi trẻ với chuỗi An toàn thực phẩm”
- 7 công cụ thống kê - phân tích sử dụng trong kiểm soát chất lượng
Đó là thử nghiệm Recovery do Peter Horby tại Đại học Oxford thực hiện và thử nghiệm Remap-Cap do Trung tâm Đánh giá và nghiên cứu hồi sức (ICNARC) ở London thực hiện.
Thử nghiệm Recovery sẽ đánh giá xem huyết tương có giúp bệnh nhân không thuộc diện phải chăm sóc đặc biệt hồi phục hay không; còn thử nghiệm Remap-Cap sẽ đánh giá hiệu quả của liệu pháp đối với những bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt. Huyết tương cho 2 thử nghiệm này do Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) cung cấp.
Trong khi đó, ít nhất một thử nghiệm được thiết kế để đánh giá huyết tương có tác dụng tạo miễn dịch ở những người chưa nhiễm hay không đã bị Bộ phận Máu và Cấy ghép tại NHS (NHSBT) từ chối vì lượng huyết tương hiến tặng hạn chế. Hiện NHSBT vẫn đang tiến hành thu thập mẫu máu của những bệnh nhân từ 17 đến 66 tuổi đã phục hồi được ít nhất 28 ngày - khoảng thời gian cần thiết để chắc chắn trong máu có kháng thể.
Liệu pháp truyền các kháng thể của người nhiễm virus và đã khỏi để điều trị cho người đang nhiễm bệnh - hay còn gọi là "liệu pháp kháng thể thụ động” - đã có từ hơn một thế kỷ và được sử dụng trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Việc truyền huyết tương chứa lượng lớn kháng thể, về nguyên tắc, có thể tăng khả năng miễn dịch của người nhận.
Các bác sĩ ở Trung Quốc đã sử dụng cách này như một liệu pháp khẩn cấp trong cao điểm dịch Covid-19. Tuy nhiên vẫn cần các thử nghiệm lâm sàng chính thức để xác định mức độ hiệu quả và an toàn.
Ở Mỹ, nước có số ca nhiễm lớn nhất thế giới, các bác sĩ đã nhanh chóng mở rộng thử nghiệm liệu pháp kháng thể thụ động với hàng trăm bệnh nhân.
Theo GS Sir Robert Lechler, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa của Anh, truyền kháng thể thụ động không phải là giải pháp toàn năng cho đại dịch Covid-19, tuy nhiên, nó vẫn có tiềm năng nhất định. Ông nói: "Mỹ đã đi trước trong các thử nghiệm. Họ đã điều trị cho 500 bệnh nhân và mặc dù còn quá sớm để biết kết quả, nhưng nghe nói cách này đã giúp bệnh nhân hồi phục,".
GS Robert cho biết: "Ngoài các công dụng trị liệu đang được thử nghiệm, nếu liệu pháp kháng thể thụ động được chứng minh là an toàn và hiệu quả và nếu nguồn cung huyết tương cho phép, cách này cũng có thể được sử dụng để hạn chế phát bệnh nặng ở những người có kết quả dương tính"
Nguồn: Khoa học & Phát triển
Bình luận
Tin khác


Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - Trao nhận niềm tin, khơi thêm nguồn hạnh phúc

Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập

Vaccine COVID-19 thứ 2 của Việt Nam sẽ được tiêm thử nghiệm trên người vào ngày 21/01

10 sự kiện y tế và phòng chống dịch của Việt Nam năm 2020

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và lập bản đồ phân bố lắng đọng axit ở Việt Nam
Tin cũ hơn

Nuôi ong theo hướng VietGAHP để nâng cao chất lượng sản phẩm

“Mũ cách ly di động Vihelm” và kỳ vọng kiến tạo chiến lược cách ly mới

Phát hiện bộ gien lúa mì tiêu biểu có thể củng cố an ninh lương thực toàn cầu

Công nghệ phân tích hình ảnh camera cảnh báo người ngã

Bò sữa tiếp xúc với kim loại nặng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kháng thuốc kháng sinh
