Cách chọn găng tay phù hợp để bảo vệ quy trình thử nghiệm và sức khỏe của các nhà khoa học
TNNN - Sự lựa chọn đúng đắn có thể có tác động tích cực đến sự hài lòng của nhân viên, sản lượng và quy trình thử nghiệm.
- Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 3 bậc so với năm 2018
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng trong muối Iod
Để tránh gây ô nhiễm trong phòng thí nghiệm hoặc phòng sạch, bạn phải xem xét yếu tố quan trọng nhất - con người. Họ là những nhân tố đóng góp chính cho quá trình nhiễm bẩn nếu thiết bị bảo vệ cá nhân không được sử dụng đúng cách hoặc không đầy đủ. Đó là lý do tại sao thiết bị bảo hộ rất quan trọng trong việc bảo vệ bạn khỏi vảy nến, ngấm dầu và các chất gây ô nhiễm khác.
Bảo vệ về mặt khoa học
Găng tay là một thành phần quan trọng trong sự bảo vệ này. Lựa chọn đúng đắn có thể có tác động tích cực đến sự hài lòng của nhân viên, năng suất và quy trình thử nghiệm. Lựa chọn sai lầm có thể khiến nghiên cứu của bạn gặp rủi ro và có thể thất thoát một lượng lớn tài nguyên trong việc làm lại, thu hồi và hủy bỏ nếu găng tay không đạt yêu cầu. Một chiếc găng tay có thể làm giảm chất lượng và tính toàn vẹn của công việc của bạn theo nhiều cách:
- Thủng hoặc rách: Găng tay chất lượng thấp dễ dàng bị rách, từ đó dẫn đến quá trình nhiễm bẩn. Điều này có thể phá hỏng cả một ngày, một tuần hoặc thậm chí một tháng làm việc siêng năng của bạn.
- Ô nhiễm: Quá dễ dàng hoặc quá khó khăn khi tháo ra, mặc vào có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm mẫu, đặc biệt là khi tháo găng tay bị nhiễm bẩn.
- Tiêu thụ quá mức và chi phí: Một chiếc găng tay chất lượng thấp có thể dễ dàng bị hỏng, dẫn đến một số lượng lớn găng tay phải sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn.
- Rác thải: 29% chất thải rắn trong một cơ sở thí nghiệm và nghiên cứu thì có 22% trong số đó đến từ găng tay.
Bảo vệ các nhà khoa học
- Găng tay không phù hợp, bị nhiễm bẩn, hoặc khó khăn khi tháo gỡ cũng có thể làm tăng nguy cơ tự nhiễm bẩn hoặc các thương tích khác cho nhà khoa học. Và hậu quả có thể khôn lường:
+ 30% những người gặp phải chấn thương tay đã đeo nhầm loại găng tay.
+ Các chi phí gián tiếp của một chấn thương có thể gấp từ 4 – 10 lần chi phí y tế trực tiếp.
+ Thời gian nghỉ làm trung bình cho một chấn thương tay là 06 ngày.
Ngoài những tác hại cá nhân gây ra bởi sự bảo vệ không đầy đủ, còn có sự phân nhánh cho chi phí dự án và thời gian do năng suất bị mất.
Đặc điểm chính
Mặc dù nhiều găng tay có thể trông giống nhau, nhưng không phải tất cả các loại đều có thể bảo vệ tính toàn vẹn của khoa học và sự an toàn của các nhà khoa học. Khi chọn găng tay, hãy xem xét những điều sau:
- Sự thoải mái: Găng tay có cung cấp độ nhạy xúc giác và độ bám tốt không? Chất liệu găng tay có thể có tác động mạnh mẽ đến sự thoải mái. Găng tay cao su NBR cung cấp sự bảo vệ và độ nhạy của latex (mủ cao su), không có nguy cơ dị ứng với cao su tự nhiên. Cao su NBR là một lựa chọn tốt, cả về giá cả. Găng tay có họa tiết trên đầu ngón tay có thể cải thiện sự khéo léo trong công việc và giảm mỏi tay.
- Chất lượng: Găng tay có đủ mạnh để chịu được các điều kiện làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc phòng sạch không? Hãy chắc chắn rằng găng tay bạn chọn được thiết kế để chống ô nhiễm và bảo vệ kiểm nghiệm viên khỏi các mối nguy hiểm từ môi trường như hóa chất, axit hoặc sinh vật học. Hãy nhớ rằng một chiếc găng tay không phù hợp với mọi tình huống.
Vừa vặn: Nhà sản xuất có cung cấp găng tay theo các kích cỡ? Găng tay quá nhỏ có nhiều khả năng bị rách, khiến các nhà nghiên cứu bị nhiễm bẩn. Nếu một chiếc găng tay quá lớn, nó có thể làm giảm sự khéo léo và cũng khiến người đeo dễ gặp rủi ro về sức khỏe. Đeo găng tay đúng cỡ sẽ tăng năng suất. Để đảm bảo an toàn, điều quan trọng là phải chọn kích cỡ và độ dài găng tay phù hợp với tình huống.
- Thải bỏ: Điều gì xảy ra với găng tay sau khi sử dụng? Chúng có được mang đến bãi rác? Hãy tìm một nhà sản xuất có khả năng tái chế chúng và biến chúng thành những chiếc găng tay mới. Với biên độ thử nghiệm ngày càng tăng từ các phòng thí nghiệm và các cơ sở nghiên cứu, tái chế găng tay có thể giúp bạn giảm dấu chân môi trường và cho phép bạn đạt hoặc vượt mục tiêu của mình.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng đào tạo rất quan trọng. Khi đào tạo nhân viên về các quy trình sử dụng găng tay, hãy chú tâm đến việc đeo và tháo găng tay cũng như khi nào cần thay đổi chúng. Các vấn đề về đeo và tháo găng tay có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bẩn và thương tích cho các nhà khoa học. Đó là lý do tại sao mặc quần áo phù hợp, bao gồm cả việc đeo găng, nên được đánh giá thường xuyên và tiến hành đào tạo khi cần thiết.
Hoàng Nam dịch
Theo LabManager