Theo dòng sự kiện

Khoa học và bằng chứng có thể thúc đẩy những thay đổi về an toàn thực phẩm như thế nào?

21/10/2020, 12:18

TNNN - Rick Mumford, Trưởng phòng Khoa học, Bằng chứng & Nghiên cứu của FSA giải thích cách một dự án nghiên cứu mới đang được sử dụng để giúp bảo vệ người tiêu dùng khỏi các bệnh do thực phẩm gây ra.

Kể từ khi thành lập, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) đã là một tổ chức dựa trên khoa học và bằng chứng. Nhưng điều này có ý nghĩa gì trong thực tế khi nói đến việc bảo vệ công chúng?

Một ví dụ điển hình về cách sử dụng khoa học và bằng chứng để đưa ra các quyết định chính sách tốt hơn với mục đích cuối cùng là bảo vệ người tiêu dùng, đã được đưa ra vào đầu năm nay trong một nghiên cứu đột phá về tác động của bệnh do thực phẩm ở Anh.

Ngăn ngừa bệnh tật do thực phẩm là một phần cơ bản trong sứ mệnh của FSA trong 20 năm qua. Bằng cách sử dụng chuyên môn, kinh phí và ảnh hưởng của mình, FSA giúp bảo vệ mọi người, đảm bảo và duy trì niềm tin vào thực phẩm họ ăn.

Bệnh do thực phẩm vẫn là một thách thức nghiêm trọng và nghiên cứu mới này do các nhà khoa học và nhà phân tích của FSA thực hiện, cùng với các đối tác học thuật, cung cấp cho chúng ta bằng chứng toàn diện và mạnh mẽ nhất về tác động của thực phẩm không an toàn.

Nghiên cứu mới được xây dựng dựa trên một nghiên cứu kéo dài 5 năm về mức độ của norovirus trong thực phẩm - một mầm bệnh gây ra nôn mửa và tiêu chảy. Điều này đã giúp FSA điều chỉnh ước tính tổng thể về bệnh do thực phẩm ở Anh lên 2,4 triệu ca mỗi năm, ước tính trước đó là một triệu.

Có thể hiểu, những con số này đã thu hút sự quan tâm rộng rãi, tuy nhiên, giá trị thực của bằng chứng này vượt xa số vụ mắc bệnh. Thay vào đó, lần đầu tiên, FSA có thể ước tính tác động của các căn bệnh khác nhau đối với cuộc sống của con người cũng như nền kinh tế.

Gánh nặng xã hội về bệnh tật do thực phẩm

Một phần quan trọng của việc giải quyết các bệnh do thực phẩm, giống như nhiều thách thức đối với sức khỏe cộng đồng, đó là chúng ta cần phải lựa chọn đúng. Đối với FSA, những lựa chọn này thường liên quan đến những gì được ưu tiên và nhắm mục tiêu khi FSA phát triển hướng dẫn mới hoặc thực hiện đánh giá rủi ro.

Chúng ta phải đối mặt với những quyết định mới, đó chính là những gì nghiên cứu này cung cấp, giúp mang lại kết quả tốt hơn. Yếu tố quan trọng mà chúng ta không có trước đây là khả năng đo lường "gánh nặng xã hội' mà các bệnh khác nhay do thực phẩm có thể gây ra đối với sức khỏe và tinh thần của con người.

Điều này cực kỳ quan trọng vì chỉ nhìn vào chi phí tài chính và kinh tế, chẳng hạn như điều trị y tế và mất thu nhập, giống như so sánh kích thước của tảng băng trôi chỉ dựa trên những gì xuất hiện trên bề mặt. Bằng cách sử dụng mô hình "chi phí bệnh tật" tiên tiến, FSA có thể tính toán những tác động phi tài chính (ví dụ như đau đớn, buồn khổ) đối với các cá nhân, cũng như những thay đổi đối với chất lượng và thời gian sống của họ.

Các ước tính cho những chi phí con người này - một phần - được phát triển từ một nghiên cứu với hơn 4.000 người. Thông qua đó, FSA có thể tạo ra các giá trị để đo lường tác động của 13 mầm bệnh khác nhau từ thực phẩm.

Kết quả là, hiện nay, chúng ta biết rằng gần 80% tổng gánh nặng do các bệnh từ thực phẩm gây ra có thể là do sự đau đớn và các trường hợp tử vong liên quan. FSA cũng có một thông tin hoàn toàn mới về cách các bệnh khác nhau so sánh với nhau, không chỉ từ số lượng các trường hợp mắc bệnh mà là sự chịu đựng của mỗi trường hợp có thể gây ra. Khi nói đến việc bảo vệ công chúng, loại thông tin này là vô giá.

Nghiên cứu này sẽ có tác động như thế nào?

Mô hình mới này cung cấp một số lợi ích cho cách FSA đánh giá các rủi ro khác nhau đối với sức khỏe cộng đồng. Thứ nhất, nó sẽ cho phép FSA ưu tiên hiệu quả của urê đối với cách chúng ta giải quyết các bệnh do thực phẩm, được thực hiện một cách công khai và minh bạch.

Thứ hai, mô hình này có thể làm thước đo so sánh các tác động của các căn bệnh khác nhau, có tính đến mức độ nghiêm trọng của chúng và liệu chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài hay không.

Ví dụ, nếu chúng ta đánh giá hai bệnh lây truyền qua thực phẩm để tìm ra căn bệnh nào gây nguy cơ lớn hơn cho cộng đồng, thì bây giờ chúng ta có thể so sánh các tác động kinh tế (ví dụ: chi phí y tế, chi phí cá nhân, thu nhập bị mất..), cũng như chi phí phi kinh tế (ví dụ: sự đau đớn, khổ sở) mà nó có thể gây ra.

Mặc dù ước tính chỉ có 162 trường hợp nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes mỗi năm ở Anh, do tỷ lệ tử vong cao, nhưng nó vẫn dẫn đến nhiều tác động đến chất lượng cuộc sống, và hầu như tất cả gánh nặng này đều đổ lên vai những cá nhân phải chịu đựng nó và sự đau buồn của những người thân thiết với họ.

Ngược lại, norovirus từ thực phẩm gây ra ước tính 383.000 ca mỗi năm và có tác động kinh tế lớn hơn nhiều. Nhưng nhờ công việc này, FSA cũng biết rằng, có một gánh nặng đáng kể do những người bị bệnh gây ra. Do đó, FSA tin rằng, gánh nặng tổng thể đối với Vương quốc Anh do norovirus gây ra từ thực phẩm lớn gấp 800 lần so với vi khuẩn Listeria monocytogenes và là nguyên nhân lớn nhất gây ra những thiệt hại về kinh tế do bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Bằng chứng này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công việc của FSA nhằm giải quyết những căn bệnh như vậy và việc cung cấp bằng chứng này là nhờ nỗ lực của một nhóm đa ngành trong các phòng khoa học và phân tích của FSA, cũng như các đối tác khác.

Các quốc gia như New Zealand và Úc hiện đang đi theo những hướng dẫn của FSA trong việc phát triển loại mô hình này. Hy vọng với các cách tiếp cận sáng tạo trong cách đưa ra các lựa chọn quan trọng về an toàn thực phẩm, chúng ta đang trang bị cho mình các công cụ thích hợp để có thể đưa ra quyết định tốt nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

Hoàng Nam dịch

Theo New Food Magazine

Bình luận