Theo dòng sự kiện

Quản lý mối hiểm họa sinh học

20/04/2020, 17:12

TNNN - Sự bùng nổ của các công ty công nghệ sinh học, nghiên cứu phòng chống căn bệnh ung thư và các căn bệnh khác, kết hợp với mối đe dọa hủy diệt hàng loạt của vũ khí sinh học ngày nay đã khiến mọi người quan tâm sâu sắc và việc thảo luận về các mối hiểm họa sinh học trở nên cấp thiết. Điều tối quan trọng là chúng ta nâng cao sự hiểu biết và phương pháp tiếp cận hợp lý để quản lý các mối hiểm họa sinh học với sự phức tạp và khả năng gây hại của nó.

Định nghĩa, các cấp độ hiểm họa và các ví dụ

Nguy hiểm sinh học, còn được gọi là mối hiểm họa sinh học từ một vật liệu sinh học có thể gây hại tiềm ẩn cho sức khỏe của các sinh vật sống khác. Chúng tôi quan tâm đến những hiểm họa mà nó gây ra cho con người là quan trọng nhất. Tuy nhiên, các hiểm họa sinh học cũng có khả năng gây hại cho động vật, thủy sinh và thực vật.

Vật liệu sinh học có thể là vi khuẩn, vi rút hoặc độc tố. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xếp các hiểm họa sinh học thành bốn cấp độ, với cấp độ 1 là rủi ro tối thiểu và cấp độ 4 là hiểm họa cao nhất. Dưới đây là các định nghĩa ngắn gọn về các cấp độ với các ví dụ về các hiểm họa sinh học được xếp hạng cho từng cấp độ:

- Hiểm họa sinh học cấp độ 1: Vi khuẩn và vi rút có đặc tính không gây bệnh ở người trưởng thành khỏe mạnh và tiềm ẩn rủi ro tối thiểu đối với nhân viên phòng thử nghiệm và môi trường. Ví dụ: Escherichia coli, varicella (thủy đậu) và vi rút  gây bệnh bạch cầu ở mèo.

 - Hiểm họa sinh học cấp độ 2: Tương tự như các tác nhân cấp độ 1, nhưng được biết là gây bệnh nhẹ ở người hoặc khó mắc bệnh. Ví dụ như sởi, quai bị, salmonella, chủng cúm A.

- Hiểm họa sinh học cấp độ 3: Vi khuẩn và vi rút bản địa hoặc độc tố có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc gây tử vong ở người, nhưng hiện có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị. Ví dụ như bệnh than, bệnh lao, sốt vàng và sốt rét.

- Hiểm họa sinh học cấp độ 4: Các tác nhân sinh học có khả năng gây bệnh nghiêm trọng hoặc gây tử vong cho con người ở diện rộng mà hiện không có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị. Ví dụ như virus Ebola, virus Marburg, virus sốt Lass, các bệnh xuất huyết và đặc biệt vi rút corona hiện nay.

Tuân thủ quy định

Lựa chọn danh mục các tác nhân sinh học bao gồm khoảng 40 loại vi rút, vi khuẩn, rickettsia, nấm và độc tố. Tại Hoa Kỳ, bất kỳ công việc nào và/hoặc chuyển giao các tác nhân này đều được kiểm soát do chúng có khả năng gây ra tác hại đáng kể cho sức khỏe con người. Chương trình Tác nhân được chọn của Liên Bang do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) phát triển cùng với CDC quy định tất cả các công việc và/hoặc chuyển giao nguyên liệu chọn lọc, có thể là cho nông nghiệp, động vật hoặc sản phẩm từ động vật hoặc y tế công cộng.

Các quy định y tế công cộng có năm thành phần chính:

Danh mục sinh học “Các tác nhân được chọn".

- Thủ tục đăng ký các cơ sở chuyển nhượng hoặc sử dụng các tác nhân này. Bất kỳ tổ chức nào chuyển nhượng hoặc có các tác nhân này đều phải đăng ký với HHS và cung cấp đầy đủ thông tin cơ sở đáp ứng tất cả các yêu cầu về cấp độ an toàn sinh học để xử lý tác nhân hoặc tác nhân cụ thể.

- Quy trình lập hồ sơ chuyển nhượng các tác nhân thành công yêu cầu cả bên vận chuyển và bên nhận phải hoàn thành các mẫu hồ sơ bằng văn bản.

- Đánh  giá, kiểm soát chất lượng và quy trình xác minh trách nhiệm.

- Quy trình xử lý thích hợp của các tác nhân được chọn.

Các phần khác của quy định giải quyết miễn trừ, chỉ định của một quan chức chịu trách nhiệm của cơ sở, hạn chế truy cập và bảo mật, đào tạo và thông báo về bất kỳ hành vi trộm cắp, mất mát hoặc phát tán vật liệu.

Phòng chống phơi nhiễm - mục tiêu chính

Quản lý hiệu quả và đúng cách các mối hiểm họa sinh học bắt đầu bằng việc ngăn ngừa phơi nhiễm. Nếu chúng ta đang xử lý các tác nhân sinh học mà chúng ta đã biết nguồn gốc, đặc biệt là bất kỳ tác nhân nào trong mối hiểm họa sinh học cấp độ 2, 3 hoặc 4, chúng ta nên có cơ sở hạ tầng cần thiết và kế hoạch kiểm soát phơi nhiễm bằng văn bản có hiệu lực.

Thiết lập Kế hoạch kiểm soát phơi nhiễm (ECP) để giải quyết các điều kiện duy nhất của các hoạt động hiện tại, nghiên cứu, thiết kế cơ sở và  đưa ra các hành động cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của cơ sở. Tài liệu tham khảo đặc biệt để phát triển ECP của bạn là An toàn sinh học của CDC trong các phòng thử nghiệm vi sinh vật và y sinh (BMBL), mà trong đó có thông tin đa dạng về đánh giá hiểm họa sinh học. Một mô hình đồng hành tốt với BMBL là mô hình ECP của OSHA nêu trong Phụ lục D của 29 CFR 1910.1030. Một ECP tốt cần giải quyết các yếu tố chính sau đây:

- Quản lý, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình: Cung cấp một tổ chức nhân sự rõ ràng và phân công trách nhiệm thực hiện và hỗ trợ, đồng thời xác định các vị trí và/hoặc bộ phận chịu trách nhiệm xem xét và cập nhật ECP, duy trì và cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết, kiểm soát kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và thiết bị khác.

- Xác định cấp độ phơi nhiễm của nhân viên: Xác định tất cả các nhân viên có khả năng bị phơi nhiễm và tiến hành phân tích rủi ro nghề nghiệp và đánh giá sự phơi nhiễm.

- Các phương pháp kiểm soát phơi nhiễm: Chi tiết các quy trình cụ thể cho an toàn công việc bao gồm kiểm soát kỹ thuật, PPE, phòng ngừa phổ quát, biển báo, truy cập và bảo mật.

- Theo dõi sức khỏe và y tế: Bảo vệ phòng chống dịch bệnh trong phòng thử nghiệm bằng cách ghi chép và xác nhận tiêm chủng và tiêm chủng cần thiết.

- Quy trình khẩn cấp: Mô tả các quy trình báo cáo và điều tra bất kỳ tai nạn, sự cố phơi nhiễm, sự cố tràn hoặc phát tán gây thương tích cho nhân viên phòng thử nghiệm hoặc làm ô nhiễm môi trường.

- Đào tạo nhân viên: Đảm bảo tất cả mọi người làm việc trong phòng thử nghiệm đã được đào tạo và hiểu về ECP. Thông báo cho nhân viên về từng tác nhân truyền nhiễm, các rủi ro liên quan và các dấu hiệu cũng như triệu chứng của nhiễm trùng hoặc dịch bệnh.

- Báo cáo và lưu trữ hồ sơ: Đảm bảo các quy trình xác định, báo cáo và xử lý phơi nhiễm, sự cố, lỗi dễ mắc hoặc ghi lại vi phạm giao thức, điều tra và khắc phục.

Chất thải hiểm họa sinh học

Yếu tố quan trọng cuối cùng của việc quản lý các mối hiểm họa sinh học là xử lý chất thải đúng cách. Các câu hỏi về chất thải nguy hại sinh học so với chất thải y tế và sự pha trộn không thể tránh khỏi của cả hai. Bạn cần biết vị trí bất kỳ chúng loại chất thải nào và các phác đồ thích hợp để xử lý và thải bỏ.

Nếu chất thải đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào dưới đây, nó thường được coi là chất thải nguy hại sinh học:

(i) Chất thải phòng thử nghiệm, bao gồm nhưng không giới hạn ở:

- Nuôi cấy mẫu vật ở người hoặc động vật từ các phòng thử nghiệm y tế hoặc bệnh lý.

- Nghiên cứu nuôi cấy trong phòng thử nghiệm và nguyên liệu của các tác nhân truyền nhiễm.

- Chất thải từ việc sản xuất vi khuẩn, vi rút, bào tử.

- Vứt bỏ vắc-xin sống và suy yếu được sử dụng trong y tế hoặc nghiên cứu.

- Vứt bỏ vắc-xin động vật.

- Các đĩa nuôi cấy và thiết bị nuôi cấy được sử dụng để chuyển, cấy, hoặc trộn các nuôi cấy.

(ii) Phẫu thuật ở người hoặc khám nghiệm tử thi hoặc mô nghi ngờ bị nhiễm các tác nhân truyền nhiễm.

(iii) Các bộ phận động vật, mô, chất lỏng hoặc xác động vật bị nghi ngờ bị nhiễm các tác nhân truyền nhiễm.

(iv) Chất thải có chứa máu, sản phẩm máu.

(v) Thùng chứa hoặc thiết bị chứa máu.

(vi) Máu từ động vật được cho là bị nhiễm với các căn bệnh truyền nhiễm cao đến con người.

Xử lý chất thải sinh học

Nếu bạn đang xử lý bất kỳ chất thải tác nhân chọn lọc nào được CDC liệt kê, hãy đảm bảo tuân thủ tất cả các quy định của Chương trình Tác nhân được Chọn của Liên bang. Ngoài ra, hãy chắc chắn kiểm tra với tất cả các cơ quan địa phương (ví dụ: các bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc các bộ phận thoát nước) được phê duyệt trước khi xử lý.

Nói chung, chất thải nguy hại sinh học rắn nên được khử trùng hoặc vô hiệu hóa và xử lý không truyền nhiễm trước khi xử lý như chất thải vệ sinh thông thường. Thực hiện vô hiệu hóa bằng cách hấp khử trùng hoặc khử trùng bằng hơi ethylene oxide, formaldehyd, glutaraldehyd, hydro peroxide hoặc các phương pháp được phê duyệt khác. Chất thải nguy hại sinh học lỏng phải được vô hiệu hóa bằng cách khử trùng hóa học thích hợp trước khi xả vào cống thoát nước. Xác động vật và các chất rắn lớn khác phải được xử lý thông qua một nhà cung cấp được phê duyệt hoặc các phương tiện đặc biệt khác như thiêu đốt hoặc phân hủy hóa học.

Ảnh minh hoạ/internet

Chất thải y tế và xử lý

Chất thải y tế thường được định nghĩa là chất thải nguy hại sinh học (xem ở trên) hoặc vật sắc nhọn và được tạo ra hoặc sản xuất hoặc từ các hoạt động như sau:

- Chẩn đoán, điều trị hoặc tiêm chủng cho người hoặc động vật.

- Nghiên cứu liên quan đến những vấn đề trên.

- Sản xuất hoặc thử nghiệm huyết thanh dược phẩm, vắc-xin, kháng nguyên hoặc kháng độc tố làm từ các sinh vật sống.

Nói chung, tất cả các chất thải y tế được xử lý bởi các nhà cung cấp chuyên môn thông qua ký hợp đồng. Bất kỳ phương tiện xử lý nào khác phải được ủy quyền và phê duyệt của tất cả các cơ quan của liên bang, tiểu bang và địa phương.

Tài liệu tham khảo

1. Biohazard Levels, Bayot, Marion L. and King, Kevin C., National Center for Biotechnology Information, US National Library of Medicine. Bethesda, MD. 2019

2. Select Agents and Toxins, US Department of Health and Human Services, Title 42, Part 73. Washington, D.C. December 2012

3. Biosafety in Microbiological and Biomedical Laboratories, 5th edition, Center for Disease Control and National Institute of Health, December 2009

4. Model Exposure Control Plan, OSHA Bloodborne pathogen standard, 29CFR1910.1030, Appendix D. Occupational Safety and Health Administration. Washington, D.C. April 2012

Đỗ Quyên dịch

Nguồn: Lab Manager – Hoa Kỳ

 

 

Bình luận