
Australia: Vaccine công nghệ mRNA sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng
TNNN - Công nghệ mRNA sử dụng mã di truyền RNA để kích hoạt sản sinh các loại protein đột biến nhằm tạo ra đột biến cụ thể của virus SARS-CoV-2.

Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Quyền thủ hiến bang Victoria của Australia, ông James Merlino ngày 20/6 cho biết các cơ quan nghiên cứu của bang này đã sẵn sàng triển khai giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 phát triển theo công nghệ mRNA.
Dự kiến cuộc thử nghiệm sẽ kéo dài vài tháng.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, nhà chức trách Austrlia cho rằng đầu tư vào năng lực tạo dựng chủ quyền trong việc sản xuất vaccine công nghệ mRNA đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại trong cuộc sống con người trong tương lai và bổ sung vaccine sẽ là việc thường xuyên trong thời gian tới.
Ông Merlino cho biết chính quyền bang Victoria sẽ phân bổ khoản kinh phí 5 triệu AUD (khoảng 3,74 triệu USD) từ quỹ Nghiên cứu mRNA trị giá 50 triệu AUD (37,4 triệu USD) để giúp Viện Khoa học Dược phẩm Monash sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA dùng cho các cuộc thử nghiệm lâm sàng trong thời gian tới.
Hiện nay trên thế giới các loại vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA là vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna.
Công nghệ này sử dụng mã di truyền RNA để kích hoạt sản sinh các loại protein đột biến nhằm tạo ra đột biến cụ thể của virus SARS-CoV-2.
Các tế bào miễn dịch của cơ thể nhận ra protein đột biến là ngoại lai và sẽ bắt đầu xây dựng phản ứng miễn dịch.
Việc thử nghiệm vaccine mRNA mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất tại Australia có khả năng bào chế các loại vaccine theo công nghệ mRNA có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19 ở quốc gia lớn nhất châu Đại Dương này./
Nguồn: Khoa học & Phát triển
Bình luận
Tin khác


Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn

Sắp diễn ra hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong kiểm soát và đánh giá chất lượng”

Chỉ số đánh giá và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

TCVN 13751:2023 - Tiêu chuẩn quốc gia đối với chuyên gia năng suất

Triển lãm Dụng cụ Khoa học lần thứ 35 (JASIS 2023) có gì mới?
Tin cũ hơn

Nghiên cứu ứng dụng tài nguyên thực vật Việt Nam trong công nghệ môi trường và dược mỹ phẩm

Một số điểm mới của ISO/IEC 17043:2023

Lấy ý kiến hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CLSPHH

Mô hình AI chuyển hóa hình ảnh chụp X-quang thành công cụ chẩn đoán tim mạch

Xu hướng công nghệ trong năm 2023 và các năm tiếp theo
