Theo dòng sự kiện

Các nhà khoa học phát triển phương pháp mới để chống lây truyền HIV

18/07/2019, 03:23

Không giống như các phương pháp phòng ngừa HIV thông thường, chẳng hạn như bao cao su hoặc thuốc chống HIV, phương pháp cấy ghép được tạo ra gần đây tận dụng sự miễn dịch tự nhiên của con người với virus.

Các nhà khoa học tại Đại học Waterloo đã phát triển một công cụ mới để bảo vệ phụ nữ khỏi lây nhiễm HIV.

Công cụ này cấy ghép trong âm đạo, làm giảm số lượng tế bào mà virus HIV có thể nhắm mục tiêu trong đường sinh dục của phụ nữ. Không giống như các phương pháp phòng ngừa HIV thông thường, chẳng hạn như bao cao su hoặc thuốc chống HIV, phương pháp này dựa trên hệ miễn dịch tự nhiên của con người đối với virus.

Công cụ cấy ghép chống HIV cho phụ nữ, phát triển tại Đại học Waterloo
Công cụ cấy ghép chống HIV cho phụ nữ, phát triển tại Đại học Waterloo

HIV lây nhiễm vào cơ thể bằng cách làm hỏng các tế bào T được hệ thống miễn dịch huy động khi virus xâm nhập vào cơ thể người. Khi các tế bào T nghỉ ngơi và không cố gắng chống lại vi-rút, chúng không bị nhiễm và vi-rút HIV không truyền được qua người. Khi các tế bào T nghỉ ngơi, khi đó nó được gọi là miễn nhiễm.

Emmanuel Ho, giáo sư trường Dược tại Waterloo cho biết, một số loại thuốc được sử dụng bằng cách uống không bao giờ đưa được vào đường âm đạo, vì vậy phương pháp cấy ghép này đáng tin cậy hơn để khuyến khích các tế bào T không phản ứng với nhiễm trùng và do đó ngăn chặn sự lây truyền. "Điều chúng tôi chưa biết là liệu đây có phải là một lựa chọn độc lập để ngăn ngừa lây truyền HIV hay không, hay nó có thể được sử dụng một cách tốt nhất khi kết hợp với các cách phòng ngừa khác. Chúng tôi mong muốn trả lời những câu hỏi này với nghiên cứu trong tương lai."

Cấy ghép được lấy cảm hứng từ nghiên cứu trước đây liên quan đến gái mại dâm ở Kenya. Tại Kenya, giáo sư Ho và đối tác nghiên cứu Keith Fowke thuộc Đại học Manitoba, đã quan sát thấy rằng nhiều phụ nữ có quan hệ tình dục với khách hàng nhiễm HIV nhưng không nhiễm virus. Sau đó, họ tìm thấy những người phụ nữ sở hữu các tế bào T có khả năng miễn dịch tự nhiên.

"Quan sát điều này, chúng tôi đã tự hỏi mình rằng liệu có thể gây ra sự ngưng hoạt động miễn dịch bằng thuốc mà được đảm bảo tốt hơn để đạt đến điểm nhiễm trùng hay không", ông Ho nói. "Bằng cách cung cấp thuốc chính xác ở nơi cần thiết, chúng tôi hy vọng sẽ tăng cơ hội miễn dịch tự nhiên."

Công cụ cấy ghép bao gồm một ống rỗng và hai cánh mềm dẻo để giữ nó đúng chỗ. Nó chứa hydroxychloroquine (HCQ), phổ biến từ vật liệu xốp của ống và được hấp thụ bởi các thành đường âm đạo.

Cấy ghép đã được thử nghiệm trên một mô hình động vật và nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy sự giảm kích hoạt tế bào T đáng kể, có nghĩa là đường âm đạo đang thể hiện trạng thái hoạt động miễn dịch.

HOÀNG NAM

Theo LabManager

Bình luận