Theo dòng sự kiện

Chế tạo thành công lá vàng 0,47 nanomet

12/08/2019, 22:11

Lá vàng có độ dày 0,47 nanomet đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm, giúp phát triển enzyme nhân tạo, sản xuất thiết bị y tế, màn hình bẻ cong hay màn hình e-ink...

Các nhà nghiên cứu Đại học Leeds (Anh) đã tạo ra lá vàng có độ dày 0,47 nanomet (bằng một phần triệu móng tay người), mở ra nhiều khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực điện tử và y học.

Lá vàng siêu mỏng mới có thể giúp phát triển enzyme nhân tạo để sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán nhanh hoặc hệ thống lọc nước. Vàng cũng giúp tăng tốc phản ứng hóa học.

Bên cạnh đó, vàng còn có tác dụng chống mòn, dẫn điện tốt và không có những tác dụng phụ gây hại như bạch kim khi dùng trong thiết bị y tế hay vận chuyển thuốc. Với tính mềm dẻo, lá vàng có thể dùng để sản xuất màn hình bẻ cong hay màn hình e-ink.

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Advanced Science hôm 6/8, dựa vào hình dáng, các nhà khoa học gọi nó là "vàng tảo biển nano". Đây là lá vàng 2D, chỉ gồm hai lớp nguyên tử chồng lên nhau với độ dày bằng một phần triệu móng tay người nhưng mang lại hiệu quả gấp 10 lần hạt vàng nano được sử dụng hiện nay.

Hạt vàng nano là dạng 3D với các nguyên tử tạo thành khối, trong khi lá vàng mới là 2D và chỉ chứa các nguyên tử bề mặt, không có lớp nguyên tử nào ở giữa. Lá vàng mới chế tạo rất nhỏ nên thực chất sẽ có màu xanh lá khi quan sát trong nước.

Vàng có rất nhiều công dụng. Lá vàng siêu mỏng mới được nhóm nghiên cứu tạo ra bằng cách thêm một hóa chất vào axit HAuCl4 chứa vàng và nước. Nghiên cứu này có thể giúp việc phát triển enzyme nhân tạo để sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán nhanh hoặc hệ thống lọc nước được thuận ijj hơn.

Theo Sunjie Ye, tác giả chính của công trình nghiên cứu, vàng còn giúp tăng tốc phản ứng hóa học, chống mòn, dẫn điện tốt và không có những tác dụng phụ gây hại như bạch kim khi dùng trong thiết bị y tế hay vận chuyển thuốc. Kết quả nghiên cứu không chỉ mở ra khả năng sử dụng vàng hiệu quả hơn trong các thiết bị hiện nay mà còn có thể giúp các nhà khoa học phát triển những kim loại 2D khác; đổi mới việc sản xuất vật liệu nano.

Còn theo Stephen Evans, đồng tác giả nghiên cứu, vàng là chất xúc tác mạnh. Lá nano rất mỏng nên gần như mọi nguyên tử vàng đều hoạt động trong quá trình xúc tác, nghĩa là hiệu quả sẽ rất cao. Theo dữ liệu của chúng tôi, hiệu quả vẫn tương tự dù sử dụng ít vàng hơn, mang lại lợi ích kinh tế vì đây là một kim loại quý,

Nguồn: Vnexpress

Bình luận