Theo dòng sự kiện

Hydro sẽ là nhiên liệu chính thay thế dầu mỏ

23/09/2019, 02:00

Theo nhận định của các nhà khoa học, dựa trên trữ lượng có sẵn trong tự nhiên, hydro sẽ là nhiên liệu xanh, sạch của tương lai. Nhưng nhiên liệu hydro đối mặt với một thách thức then chốt, đó là vận chuyển, cung cấp và lưu trữ khối lượng lớn tại trạm tiếp nhiên liệu hydro (HRS).

Chất lỏng mang hydro hữu cơ, còn được gọi là LOHC, được phát triển từ công ty Công nghệ hydro hóa (Hydrogenious Technologies) ở Đức, là vật chất mang chính cung cấp khả năng xử lý và lưu trữ hydro tương tự như dầu mỏ hiện nay.

Công nghệ LOHC được các nhà sản xuất khẳng định là giải pháp hoàn hảo cho các hoạt động công nghiệp. Vật liệu mang được Hydrogenous LOHC Technologies  sử dụng là - dibenzyltoluene (DBT) - một chất an toàn, không được phân loại là chất nguy hiểm theo Hiệp ước quản lý vận chuyển vật liệu nguy hiểm ADR và các quy định vận chuyển khác.

Nhờ công nghệ LOHC, hydro có thể được vận chuyển bằng tàu và xe téc chở dầu, có thể lưu kho bằng các thùng chôn ngầm.

Đại diện của công ty Hydrogenious LOHC Technologies khẳng định, công nghệ LOHC phù hợp và an toàn khi sử dụng các thùng nhiên liệu ngầm hiện có tại các nhà ga và cơ sở hạ tầng cung cấp nhiên liệu. Lưu trữ an toàn một khối lượng rất lớn hydro trong chất mang lỏng không độc hại, khó cháy.

Do đó, các trạm tiếp nhiên liệu thương mại HRS với hơn 1.000 kg hydro lưu trữ tại chỗ có thể được thực hiện ngay cả trong những khu vực đông dân cư hoặc các địa điểm bị giới hạn về không gian. Kết hợp với chi phí thấp xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp nhiên liệu, LOHC có thể giảm đáng kể chi phí vận chuyển và lưu trữ nhiên liệu hydro.

Từ quan điểm sản xuất, hydro không thể được sản xuất ở dạng sẵn sàng cho khai thác sử dụng. Hydro cần phải được sản xuất từ khí đốt tự nhiên, than hoặc nước. Nhiên liệu “Hydro xanh” có thể được sản xuất bằng phương pháp tách hydro khỏi nước thông qua quá trình điện phân.

Phương pháp sản xuất hydro lý tưởng là quá trình điện phân với nguồn điện từ năng lượng mặt trời, gió, đưa vào chất lỏng mang dưới tác dụng của chất xúc tác bạch kim. Để có được chất mang hydro LOHC đòi hỏi cần phải sử dụng kim loại nhóm bạch kim, hoặc PGM.

Các nhà khoa học nhận định, Nam Phi chính là vùng sản xuất LOHC  lý tưởng do có sẵn tất cả những điều kiện cần thiết. Quốc gia này rất thuận lợi do tràn ngập ánh sáng mặt trời, rất nhiều gió, sẵn có đất đai rộng lớn và các mỏ bạch kim tự nhiên làm chất xúc tác.

Ông Daniel Teichmann, người sáng lập và CEO của Công ty Hydrogenious Technologies LOHC khẳng định, trong tương lai hydro có thể đóng góp vai trò quan trọng nhất cho hệ thống năng lượng. Đây chính là loại năng lượng tái tạo có thể vận chuyển và giao dịch trên quy mô toàn cầu.

Nhưng ông Teichmann cũng nhấn mạnh Công ty cần sự tài trợ to lớn từ chính phủ để nghiên cứu và phát triển các dự án quy mô công nghiệp, có tính khả thi về mặt kỹ thuật cũng như thương mại trong lĩnh vực sử dụng nguyên liệu hydro. Ngoài ra, ngành công nghiệp toàn thế giới phải có sự đóng góp công bằng và cam kết mạnh mẽ hơn nữa về việc chuyển đổi các chu trình sản xuất sang sử dụng nguyên liệu hydro.

Theo hướng phát triển sản xuất nguyên liệu hydro, Trung tâm Hydrogen Nam Phi, viết tắt là HySA, cơ quan nghiên cứu của Bộ Khoa học và Đổi mới Nam Phi, bắt đầu từ năm 2008 đang tập trung nỗ lực nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng hydro. Trung tâm hiện đang nghiên cứu phát triển những khả năng địa phương cho một nền kinh tế sản xuất và sử dụng hydro. Đồng thời Bộ Thương mại, Công nghiệp và Cạnh tranh đang xem xét việc hình thành các đặc khu kinh tế để sản xuất hydro tại địa phương.

Chất lỏng mang hydro  hữu cơ, còn được gọi là LOHC, được phát triển từ công ty Công nghệ hydro hóa (Hydrogenious Technologies) ở Đức, là vật chất mang chính cung cấp khả năng xử lý và lưu trữ hydro tương tự như dầu mỏ hiện nay.

Công nghệ LOHC được các nhà sản xuất khẳng định là giải pháp hoàn hảo cho các hoạt động công nghiệp. Vật liệu mang được Hydrogenous LOHC Technologies sử dụng là - dibenzyltoluene (DBT) - một chất an toàn, không được phân loại là chất nguy hiểm theo Hiệp ước quản lý vận chuyển vật liệu nguy hiểm ADR và các quy định vận chuyển khác.

Nhờ công nghệ LOHC, hydro có thể được vận chuyển bằng tàu và xe téc chở dầu, có thể lưu kho bằng các thùng Lưu trữ an toàn một khối lượng rất lớn hydro trong chất mang lỏng không độc hại, khó cháy.

Do đó, các trạm tiếp nhiên liệu thương mại HRS với hơn 1.000 kg hydro lưu trữ tại chỗ có thể được thực hiện ngay cả trong những khu vực đông dân cư hoặc các địa điểm bị giới hạn về không gian. Kết hợp với chi phí thấp xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp nhiên liệu, LOHC có thể giảm đáng kể chi phí vận chuyển và lưu trữ nhiên liệu hydro.

Từ quan điểm sản xuất, hydro không thể được sản xuất ở dạng sẵn sàng cho khai thác sử dụng. Hydro cần phải được sản xuất từ khí đốt tự nhiên, than hoặc nước. Nhiên liệu “Hydro xanh” có thể được sản xuất bằng phương pháp tách hydro khỏi nước thông qua quá trình điện phân.

Phương pháp sản xuất hydro lý tưởng là quá trình điện phân với nguồn điện từ năng lượng mặt trời, gió, đưa vào chất lỏng mang dưới tác dụng của chất xúc tác bạch kim. Để có được chất mang hydro LOHC đòi hỏi cần phải sử dụng kim loại nhóm bạch kim, hoặc PGM.

Các nhà khoa học nhận định, Nam Phi chính là vùng sản xuất LOHC  lý tưởng do có sẵn tất cả những điều kiện cần thiết. Quốc gia này rất thuận lợi do tràn ngập ánh sáng mặt trời, rất nhiều gió, sẵn có đất đai rộng lớn và các mỏ bạch kim tự nhiên làm chất xúc tác.

Ông Daniel Teichmann, người sáng lập và CEO của Công ty Hydrogenious Technologies LOHC khẳng định, trong tương lai hydro có thể đóng góp vai trò quan trọng nhất cho hệ thống năng lượng. Đây chính là loại năng lượng tái tạo có thể vận chuyển và giao dịch trên quy mô toàn cầu.

Nhưng ông Teichmann cũng nhấn mạnh Công ty cần sự tài trợ to lớn từ chính phủ để nghiên cứu và phát triển các dự án quy mô công nghiệp, có tính khả thi về mặt kỹ thuật cũng như thương mại trong lĩnh vực sử dụng nguyên liệu hydro. Ngoài ra, ngành công nghiệp toàn thế giới phải có sự đóng góp công bằng và cam kết mạnh mẽ hơn nữa về việc chuyển đổi các chu trình sản xuất sang sử dụng nguyên liệu hydro.

Theo hướng phát triển sản xuất nguyên liệu hydro, Trung tâm Hydrogen Nam Phi, viết tắt là HySA, cơ quan nghiên cứu của Bộ Khoa học và Đổi mới Nam Phi, bắt đầu từ năm 2008 đang tập trung nỗ lực nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng hydro. Trung tâm hiện đang nghiên cứu phát triển những khả năng địa phương cho một nền kinh tế sản xuất và sử dụng hydro. Đồng thời Bộ Thương mại, Công nghiệp và Cạnh tranh đang xem xét việc hình thành các đặc khu kinh tế để sản xuất hydro tại địa phương.

Thái Bằng

Nguồn: Science Times

 

Bình luận