Theo dòng sự kiện

Kết hợp dấu chân carbon vào chứng nhận tính bền vững của hải sản và nhãn sinh thái

16/12/2019, 10:58

TNNN - Đưa dấu chân carbon vào các tiêu chí chứng nhận sẽ giúp cung cấp một cơ sở toàn diện hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp để đánh giá tính bền vững của các sản phẩm thủy sản.

Ngành thủy hải sản ngày càng kết nối chặt chẽ với nhau ở quy mô toàn cầu và cá là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên toàn thế giới. Đánh bắt từ những nơi xa nhất của các đại dương, vận chuyển ra thị trường có thể mất hàng trăm đến hàng ngàn dặm đường biển và đường hàng không. Làm lạnh các sản phẩm hải sản thường được yêu cầu ở tất cả các giai đoạn của hành trình từ đại dương đến đĩa ăn tối, dẫn đến sự tiêu hao năng lượng đáng kể. Năng lượng đầu vào cho các sản phẩm nuôi trồng thủy sản (bao gồm cả nuôi trồng hải sản) cũng có thể cao, cụ thể là do một lượng lớn thức ăn cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của cá. Do các yếu tố này, ngành thủy sản có lượng khí thải carbon đáng kể. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên rằng dấu chân carbon của các sản phẩm thủy sản hiếm khi được tích hợp vào các đánh giá về tính bền vững trong nhãn sinh thái, chứng nhận bền vững hoặc trong hướng dẫn cho người tiêu dùng.

Vấn đề về dấu chân carbon?

Lượng khí thải carbon của sản phẩm thủy sản đại diện cho lượng khí thải nhà kính (GHG) được giải phóng trong quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ, được tính bằng lượng carbon dioxide (CO2e), được tính toán thông qua các phương pháp đã được thiết lập (ví dụ: đánh giá vòng đời [LCA]). Một nghiên cứu trên hơn 20 sản phẩm thủy sản của Na Uy được chuyển đến các điểm tập kết cuối trên toàn cầu đã tìm thấy một loạt các dấu chân carbon từ 0,7 đến 14 kg CO2 trên mỗi kilogram sản phẩm ăn được. Ngoài việc sử dụng nhiên liệu trong đánh bắt và sản xuất thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, đầu vào chính của sản xuất carbon trong nghiên cứu này là chất làm lạnh được sử dụng trên tàu cá, năng suất sản phẩm và sử dụng sản phẩm phụ. Những phát hiện này chứng minh rằng, các sản phẩm thủy sản có thể có dấu chân carbon rất lớn (tức là gấp 14 lần trọng lượng của sản phẩm) và quan trọng là một số sản phẩm hải sản có dấu chân carbon thấp hơn nhiều so với các sản phẩm khác - một đặc điểm có thể có khả năng được lựa chọn bởi người tiêu dùng. Phát thải carbon của ngành thủy sản có thể góp phần vào vòng phản hồi tích cực. Theo đó, thay đổi khí hậu gây ra thay đổi hệ sinh thái biển và nguồn thủy sản dẫn đến giảm khả năng đánh bắt một số loài và tăng năng lượng cần thiết để sản xuất một lượng hải sản nhất định.

Kết hợp dấu chân carbon vào sự bền vững của hải sản

Trong những năm gần đây, chứng nhận bền vững, nhãn và hướng dẫn, được gọi chung là các chiến dịch nâng cao nhận thức hải sản, ngày càng trở nên phổ biến như một phương tiện khuyến khích các phương pháp công nghiệp bền vững hơn và cũng là lựa chọn của người tiêu dùng. Các chương trình này đặt ra các tiêu chuẩn bền vững cho các ngành công nghiệp và cung cấp các tiêu chuẩn mà người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn. Trong ngành thủy sản, các tiêu chuẩn bền vững thường đánh giá qua ba khía cạnh chính: (1) Mức độ áp lực khai thác và trữ lượng cá liên quan đến mức độ an toàn; (2) Việc sử dụng hoặc loại trừ các hoạt động đánh bắt gây hại môi trường; (3) Hiệu quả của hệ thống quản lý nghề cá.

Nghiên cứu này đề xuất một phương thức quan trọng khác, trong đó các chiến dịch nâng cao nhận thức về hải sản có thể được cải thiện thông qua việc xem xét rõ ràng dấu chân carbon của các sản phẩm hải sản. Đưa dấu chân carbon vào các tiêu chí chứng nhận sẽ giúp cung cấp một cơ sở toàn diện hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp để đánh giá tính bền vững của các sản phẩm thủy sản. Đề xuất này phù hợp với những lời kêu gọi gần đây của các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực chiến dịch nâng cao nhận thức hải sản bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất hải sản được đưa vào quá trình đánh giá sự bền vững. Và dấu chân carbon là bước hữu ích tiếp theo cho nhãn sinh thái của loại hải sản được đánh bắt tự nhiên. Việc xem xét rõ ràng dấu chân carbon sẽ cho phép các chiến dịch này có tác động mạnh mẽ hơn bằng cách không chỉ giúp giảm thiểu tác động môi trường cụ thể của từng nghề cá, như nhiều người hiện đang nhắm đến, mà sẽ mở rộng tác động của chúng để đối mặt với vấn đề khí hậu thay đổi. Với lượng khí thải carbon đáng kể trên mỗi đơn vị sản phẩm, đây là một lĩnh vực bền vững về môi trường, trong đó lựa chọn của người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể có tác động lớn.

Lợi ích và phương pháp tích hợp dấu chân carbon

Việc đưa dấu chân carbon vào các chiến dịch nâng cao nhận thức hải sản có khả năng mang lại một số lợi ích không nhỏ đối với cả người tiêu dùng và nhà sản xuất. Đầu tiên, cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp (ví dụ: nhà hàng) thông tin về sự biến đổi của khí hậu để có thể thúc đẩy các sản phẩm có lượng khí thải carbon thấp hơn (ví dụ: bằng cách chuyển sang mua hải sản sản xuất tại địa phương) hoặc ngược lại, hướng tới các sản phẩm nhập khẩu có lượng khí thải carbon thấp hơn các sản phẩm có nguồn gốc địa phương. Điều này có thể thông qua một số cơ chế. Bằng chứng cho thấy, việc cung cấp cho người tiêu dùng quyền truy cập thông tin về các khía cạnh về tính bền vững của hải sản có thể dẫn đến xu hướng mua các sản phẩm có tác động môi trường thấp hơn khi có một loạt các lựa chọn khác nhau về tác động môi trường. Ngược lại, sự lựa chọn của người tiêu dùng có thể bị hạn chế thông qua các nhà bán lẻ chỉ bán các sản phẩm hải sản có chứng nhận bền vững. Bằng chứng cho đến nay cho thấy cơ chế thứ hai có thể có tác động đáng kể đến mô hình tiêu thụ, do một số nhà bán lẻ lớn đã xuất hiện và tiếp tục phát triển. Ví dụ, Wal-Mart, Whole, Tesco, bằng cách bao gồm các tiêu chí về lượng khí thải carbon, những hành động này có khả năng làm tăng nhận thức của cả người tiêu dùng và ngành về tác động của ngành thủy sản đối với biến đổi khí hậu, mở ra tiềm năng cho nghề cá, xem xét cách họ có thể sửa đổi các hoạt động để đạt được lượng carbon thấp hơn.

Có thể đo lượng khí thải carbon của sản phẩm thủy sản thông qua đánh giá vòng đời. Dấu chân carbon có thể được tích hợp vào các chứng nhận bền vững hiện có, nhãn sinh thái hoặc hướng dẫn người tiêu dùng thông qua các nhãn. Ví dụ, lượng khí thải carbon có thể được thêm vào như một tiêu chí bổ sung được tính ở mức trung bình trên các tỷ lệ không gian phù hợp với các hướng dẫn khu vực hiện có. Ngoài ra, các chiến dịch có thể cung cấp cho người tiêu dùng, doanh nghiệp bán lẻ và nhà sản xuất thủy sản các bảng thông tin về các sản phẩm khác nhau, dấu chân carbon ước tính. Tổ chức chứng nhận hải sản “Friend of the Sea” đã thực hiện một phần bằng cách nghĩ ra một máy tính dấu chân carbon. Công cụ này cho phép người dùng nhập khoảng cách di chuyển và phương thức vận chuyển, sau đó tính lượng khí thải CO2 do vận chuyển tạo ra. Nhiều phương pháp tích hợp dấu chân carbon khác có thể được điều chỉnh cho các chiến dịch nâng cao nhận thức hải sản được tích hợp ngay từ đầu trong các chiến dịch trong tương lai.

Những cân nhắc và hạn chế chính

Đối với bất kỳ chiến dịch nào, luôn luôn có những thách thức cần phải được xem xét liên quan đến việc kết hợp dấu chân carbon vào các chiến dịch nâng cao nhận thức hải sản. Thật vậy, mỗi giai đoạn của quy trình dán nhãn carbon đặt ra các vấn đề phải giải quyết, như phương pháp tiêu chuẩn để tính toán lượng khí thải carbon (ví dụ, phân tích vòng đời hoặc LCA), thu thập dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy, thiết lập quy trình xác minh đáng tin cậy, và xác định cách tốt nhất để trình bày thông tin dấu chân carbon cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong chứng nhận bền vững, nhãn sinh thái hoặc hướng dẫn người tiêu dùng.

Trong nhiều trường hợp, ngay cả với một phương pháp tiêu chuẩn, việc thiếu thông tin chuỗi sản phẩm có thể cản trở nỗ lực tính toán lượng khí thải carbon ở vị trí đầu vào. Trên một lưu ý liên quan, như với thông tin được đưa ra trong hầu hết các loại nhãn không sinh thái, độ chính xác của thành phần dấu chân carbon của bất kỳ nhãn sinh thái hoặc hướng dẫn bền vững nào sẽ rất khó, nếu không, không thể kiểm tra được. Một thách thức khác phải đối mặt là làm thế nào để cân nhắc thành phần dấu chân carbon của một chiến dịch chống lại các biện pháp môi trường khác, ví dụ như tính bền vững thu hoạch thủy sản. Một giải pháp khả thi cho vấn đề này là các chiến dịch quốc tế nhằm điều chỉnh trọng số cụ thể của lượng khí thải carbon so với các tiêu chí khác đối với từng quốc gia hoặc khu vực. Cuối cùng, chi phí tạo ra thông tin dấu chân carbon cho bất kỳ sản phẩm cụ thể nào sẽ là một cân nhắc quan trọng cho tính khả thi của chuỗi. Ví dụ, Tesco - siêu thị khổng lồ của Vương quốc Anh gần đây đã bỏ việc áp dụng công khai nhãn giảm thiểu carbon của Carbon Trust trên nhiều sản phẩm của mình, với lý do thời gian và chi phí liên quan đến nghiên cứu dấu chân carbon của sản phẩm. Tương tự như vậy, các nghề cá có quy mô nhỏ từ các quốc gia đang phát triển, hiện được chứng nhận bởi MSC - một hậu quả có thể là do chi phí cao được chứng nhận. Chi phí của việc thêm một tiêu chí chứng nhận khác, chẳng hạn như dấu chân carbon, sẽ cần được tính đến để không làm mất thêm sự mất cân bằng này.

Kết

Việc tích hợp dấu chân carbon vào các chiến dịch nâng cao nhận thức hải sản hiện tại và trong tương lai sẽ tạo ra những thước đo toàn diện hơn. Theo đó, tác động môi trường của các sản phẩm thủy sản có thể được đánh giá bởi người tiêu dùng, doanh nghiệp bán lẻ và nhà sản xuất. Cuộc tranh luận xung quanh việc đưa dấu chân carbon vào các chiến dịch bền vững trong các ngành công nghiệp khác được công nhận - cụ thể là việc đưa dấu chân carbon vào các chương trình chứng nhận bền vững hiện tại có thể làm lu mờ các mục tiêu môi trường và xã hội khác, và các chiến dịch nâng cao nhận thức về hải sản có thể học hỏi từ các ngành này. Sự liên quan trong áp lực đánh bắt và biến đổi khí hậu đối với nguồn cá là lời cảnh tỉnh cho những doanh nghiệp trong ngành. Quan trọng hơn, cả quy mô của thương mại thủy sản quốc tế và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trong tương lai đối với sự biến động của nguồn thủy sản cho thấy các chiến dịch bền vững trong lĩnh vực thủy sản có động lực đáng kể đi đầu trong phương pháp mới này.

ANH KIỆT
 (Theo Science Direct)

Bình luận