Máy tạo nhịp tim không dùng pin
TNNN - Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc vừa phát triển một máy điều hòa nhịp tim không cần pin mà sử dụng chính năng lượng có nguồn gốc từ tim.
- Wilson Greatbatch: sáng chế máy tạo nhịp tim có thể cấy ghép
- Chế tạo mạch máu nhân tạo đường kính nhỏ phục vụ điều trị tim mạch
Máy điều hòa nhịp tim hoạt động nhờ vào chính hoạt động của tim sắp được thử nghiệm trên động vật. Ảnh: hywards / Shutterstock.
Thiết bị mới hoạt động bằng cách thu thập động năng của tim, được tạo ra từ hoạt động bơm máu qua cơ quan này. Tính an toàn và hiệu quả của nó sẽ sớm được thử nghiệm trên động vật.
Trong thông cáo báo chí, nhà nghiên cứu Yi Zhiran – Khoa kỹ thuật cơ khí tại Đại học Giao thông Thượng Hải, Trung Quốc, cho biết: “Sự khác biệt chính là phương thức cung cấp điện. Mô hình hiện tại chủ yếu dựa vào pin, điều này hạn chế sự phát triển của nhiều thiết bị y sinh có thể cấy ghép".
Các nhà nghiên cứu cho biết các máy tạo nhịp tim hiện nay được kết nối với pin bên ngoài thông qua dây dẫn, cung cấp năng lượng cho thiết bị để giữ cho tim đập thường xuyên.
Yi và các đồng nghiệp của ông đã thử nghiệm với các thiết bị không dùng pin trong nhiều năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể xác định được phương pháp tạo ra đủ năng lượng.
Trong nỗ lực mới nhất của họ, thiết bị đã được thiết kế để lấy năng lượng từ trái tim thông qua sự vênh của cấu trúc bao bọc máy, tạo ra năng lượng điện áp từ sự chuyển động của máu.
Về lý thuyết, công nghệ này có thể sẽ hoạt động tốt, nhưng vẫn có những câu hỏi về việc nó nên được cấy ghép như thế nào và liệu nguồn điện có duy trì ổn định khi hoặc nếu bệnh nhân phát triển các vấn đề về tim hay không.
“Một máy tạo nhịp tim không cần dùng pin là khả thi thông qua việc sử dụng công nghệ thu hoạch năng lượng cấy ghép, cung cấp một phương pháp cung cấp năng lượng bền vững”. Yi nói: “Nếu lực thực tế của tim là 0,5 Newton, thì công suất đầu ra phải là khoảng 192 microwatts ... [và] đối với máy tạo nhịp tim thương mại, chỉ cần khoảng không dưới 10 microwatts là đủ cho nhu cầu công việc của nó”.
Theo https://www.upi.com/Science_News/2021/08/04/pacemaker-battery-free-study/8631628086551/