
Nam châm mỏng nhất thế giới chỉ dày 1 nguyên tử
TNNN - Một nam châm 2D mỏng vừa bằng 1 nguyên tử được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley và Đại học California tại Berkeley.
Sự phát triển của nam châm siêu mỏng hoạt động ở nhiệt độ phòng có thể dẫn đến các ứng dụng mới trong máy tính và điện tử - chẳng hạn như thiết bị nhớ spintronic mật độ cao, nhỏ gọn - và các công cụ mới để nghiên cứu vật lý lượng tử.
Thành phần từ tính của các thiết bị nhớ ngày nay thường được làm bằng các màng mỏng từ tính. Nhưng ở cấp độ nguyên tử, những vật liệu này vẫn là ba chiều - dày hàng trăm hoặc hàng nghìn nguyên tử. Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã tìm cách chế tạo nam châm 2D mỏng hơn và nhỏ hơn và do đó cho phép dữ liệu được lưu trữ ở mật độ cao hơn nhiều. Nhưng những nam châm 2D trước đây mất từ tính và trở nên không ổn định về mặt hóa học ở nhiệt độ phòng.
Loại nam châm mới này là nam châm đầu tiên đạt đến giới hạn 2D thực sự: Nó mỏng như 1 nguyên tử!
Nguồn: Khoa học & Đời sống


Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn

Sắp diễn ra hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong kiểm soát và đánh giá chất lượng”

Chỉ số đánh giá và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

TCVN 13751:2023 - Tiêu chuẩn quốc gia đối với chuyên gia năng suất

Triển lãm Dụng cụ Khoa học lần thứ 35 (JASIS 2023) có gì mới?

Nghiên cứu ứng dụng tài nguyên thực vật Việt Nam trong công nghệ môi trường và dược mỹ phẩm

Một số điểm mới của ISO/IEC 17043:2023

Lấy ý kiến hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CLSPHH

Mô hình AI chuyển hóa hình ảnh chụp X-quang thành công cụ chẩn đoán tim mạch

Xu hướng công nghệ trong năm 2023 và các năm tiếp theo
