Nghiên cứu đánh giá cách giảm tình trạng kháng kháng sinh ở vật nuôi
TNNN - Nhiều vật nuôi được sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại các bệnh do vi khuẩn. Tuy nhiên, điều này có thể kích hoạt sự tiến hóa của vi khuẩn có thể kháng lại chúng.
Một nhóm nghiên cứu do Xu Li của Đại học Nebraska-Lincoln dẫn đầu đã thực hiện các thí nghiệm để đánh giá các cách ngăn chặn dòng chảy kháng sinh trên đồng ruộng để giảm kháng kháng sinh ở vật nuôi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kháng kháng sinh xảy ra khi các vi sinh vật (như vi khuẩn, nấm, vi rút và ký sinh trùng) thay đổi khi chúng tiếp xúc với các loại thuốc chống vi trùng, chẳng hạn như kháng sinh. Các vi sinh vật phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh đôi khi được gọi là “siêu vi khuẩn” và có thể gây tác dụng phụ đối với việc điều trị bằng thuốc trong tương lai.
Nhiều vật nuôi được sử dụng thuốc kháng sinh để bảo vệ chống lại các bệnh do vi khuẩn. Tuy nhiên, điều này có thể kích hoạt sự tiến hóa của vi khuẩn có thể kháng lại chúng. Những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh này, sau đó có thể truyền gen sang các loài vi khuẩn khác, cuối cùng làm giảm hiệu quả của thuốc.
WHO đặc biệt khuyến nghị giảm tổng thể việc sử dụng tất cả các loại kháng sinh quan trọng về mặt y tế ở động vật sản xuất thực phẩm, bao gồm hạn chế hoàn toàn các loại kháng sinh này để thúc đẩy tăng trưởng và phòng bệnh mà không cần chẩn đoán. Các động vật khỏe mạnh chỉ nên dùng kháng sinh để phòng bệnh nếu bệnh đã được chẩn đoán ở các động vật khác trong cùng đàn hoặc quần thể cá.
Tiến sĩ Kazuaki Miyagishima, Giám đốc Cục An toàn Thực phẩm và Bệnh động vật thuộc WHO cho biết: “Bằng chứng khoa học chứng minh rằng, việc lạm dụng kháng sinh ở động vật có thể góp phần làm xuất hiện tình trạng kháng kháng sinh. Khối lượng thuốc kháng sinh được sử dụng cho động vật đang tiếp tục tăng trên toàn thế giới, do nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật, thường được sản xuất thông qua chăn nuôi thâm canh.”
Các nhà nghiên cứu của Nebraska-Lincoln giải thích, khi phân từ vật nuôi có sử dụng kháng sinh được dùng làm phân bón, các gen kháng thuốc có thể xâm nhập vào đất và sau khi kết tủa, chảy vào các vùng nước gần đó, làm tăng thêm sự lây lan của chúng.
Nhóm nghiên cứu muốn giải mã, liệu khoảng cách giữa cánh đồng phủ đầy bùn phân và nước bề mặt có thể ngăn dòng chảy hay không.
Họ phát hiện ra nồng độ của cả ba loại kháng sinh mà họ đo được, cùng với bảy trong số 10 gen kháng thuốc đã giảm đáng kể khi khoảng cách đó tăng lên. Họ gợi ý, việc duy trì khoảng cách từ 112 đến 220 feet sẽ hạn chế hầu hết ô nhiễm dòng chảy trên một cánh đồng không cày xới, giàu đất sét phổ biến ở đông nam Nebraska.
Tuy nhiên, vì khoảng cách được đề xuất này dành riêng cho địa điểm thử nghiệm, nhóm đề xuất chạy các thí nghiệm tương tự với các điều kiện thực địa, loại đất, độ dốc và lượng mưa khác nhau để hiệu chỉnh khoảng cách phù hợp ở nơi khác.
Hoàng Nam dịch
Theo New Food Magazine