Theo dòng sự kiện

Ngộ độc băng phiến (Naphthalene) - Cách xử trí và phòng ngừa

06/05/2023, 10:42

1. Con đường ngộ độc băng phiến 

- Băng phiến có chứa nhiều thành thần khác nhau, được sử dụng để xua đuổi côn trùng, khử mùi và làm thơm phòng. Nó có thể chứa các thành phần long não, naphthalene, paradichlorobenzene. Các thành phần này đều có thể gây độc cho sức khỏe, nhưng Naphthalene sẽ gây độc nhiều hơn so với paradichlorobenzene.

- Nó có thể hấp thu vào trong cơ thể người qua da, hệ hô hấp và đường tiêu hóa. Tình trạng ngộ độc dễ xảy ra đối với trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi khi nuốt hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín. 

2. Băng phiến gây ra độc tính gì?

Khi hít, nuốt hay tiếp xúc qua da với băng phiến có thể gây ra những độc tính cấp và mãn tính. Tình trạng ngộ độc có thể xuất hiện trong vòng 1-2 ngày sau khi tiếp xúc. Khi nhiễm độc có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

- Ngộ độc cấp: 

+ Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, vàng da, nước tiểu sẫm màu.

+ Nhức đầu, bồn chồn, kích động, lú lẫn.

+ Co giật dẫn đến hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

- Ngộ độc mạn: 

+ Máu: Có thể gây vỡ hồng cầu làm thiếu máu.

+ Gan: Gây hoại tử gan.

+ Hệ thần kinh: Tổn thương thần kinh, mệt mỏi, cáu gắt, hay chóng mặt, giảm hiệu suất làm việc.

+ Tiêu hóa: Gây tiêu chảy kéo dài.

+ Hô hấp: Viêm đường hô hấp trên và dưới.

+ Mắt: Đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc, giảm thị lực.

Trẻ em khi cầm chơi băng phiến lâu cũng sẽ gây đỏ tấy trên da. Chỉ cần sử dụng 1 viên băng phiến cũng có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe, liều từ 4 viên trở lên có thể gây co giật.

3. Cách xử trí ngộ độc băng phiến và cách phòng ngừa

3.1. Cách xử trí ngộ độc

- Nếu phát hiện trẻ nuốt băng phiến tại nhà, hãy nhanh chóng rửa sạch hóa chất trên miệng trẻ, dạy bé cách súc miệng nhiều lần để giảm thiểu độc tính của hóa chất trong khoang miệng.

- Khi bị dính vào mắt: Rửa mắt với nhiều nước sạch, xả nước vào mắt liên tiếp tối thiểu trong 15 phút.

- Nếu dính vào da: Rửa sạch vùng da bị dính bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.

- Sau khi tiến hành sơ cứu tại nhà, hãy đưa trẻ em đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

- Hiện nay, chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, tiến hành điều trị triệu chứng và hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Cách xử trí tùy thuộc vào mức độ ngộ độc băng phiến. 

+ Không thải độc được bằng phương pháp rửa dạ dày bởi vì sau khi băng phiến vào trong cơ thể nó được hấp thu rất nhanh. 

+ Nếu nuốt phải băng phiến có chứa hoạt chất naphthalene nên dùng than hoạt tính liều cao. Bời vì, với đặc tính hấp phụ, than hoạt giúp ngăn chặn sự xâm nhập của độc tố vào cơ thể. Chú ý không cho uống sữa hoặc thức ăn chứa nhiều chất béo. 

+ Trong trường hợp trẻ bị thiếu máu nghiêm trọng, truyền hồng cầu lắng. Khi có triệu chứng methemoglobin máu (mức độ trên 30%) cần dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Trong trường hợp không có biểu hiện methemoglobin máu và thiếu máu tán huyết, vẫn nên kiểm tra lại các xét nghiệm sau 48 giờ.

+ Đối với trường hợp trẻ co giật, cần phải theo dõi cơ thể trong vài ngày để xem có xảy ra di chứng hay không.

Sau khi xử trí ngộ độc, bệnh nhân cần phải tiếp tục theo dõi thêm để có thể xử trí kịp thời khi có biến chứng xảy ra. Chú ý quan sát màu nước tiểu, tình trạng da,... khi thấy có biểu hiện bất thường nào cần phải báo cáo ngay.

3.2. Các biện pháp phòng ngừa

Để tránh những tác hại bất lợi có thể xảy ra đối với trẻ nhỏ, mọi người cần lưu ý những điều sau khi sử dụng băng phiến:

- Để băng phiến ở khoảng cách an toàn đối với trẻ em, không đẻ gần nơi trẻ chơi đùa.

- Nếu dùng băng phiến để bảo quản quần áo, trước khi sử dụng nên phơi quần áo ra ngoài nắng để bay hết mùi, tráng gây ngộ độc cho trẻ.

Phơi quần áo trước khi sử dụng

- Không nên sử dụng băng phiến với mục đích tẩy mùi trong phòng, trong nhà vệ sinh hay môi trường sống.

- Do có độc tính cao và nguy hiểm với trẻ nhỏ nên hạn chế, tốt nhất là không nên dùng băng phiến.


Nguồn: labvietchem

Bình luận