Nọc cực độc của rắn hổ có thể cứu sống con người
TNNN - Các nhà khoa học đã tìm ra một chất siêu kết dính có thể gắn vào mô cơ thể con người để ngăn chảy máu khi bị chấn thương.
Một nhóm các nhà khoa học, bao gồm từ trường Đại học Western tại Canada, đã tạo ra một loại chất siêu kết dính có tác dụng ngăn chảy máu đe dọa tính mạng.
Chất kết dính sử dụng enzym đông máu được gọi là reptilase hoặc batroxobin, được tìm thấy trong nọc độc của rắn đầu lưỡi.
Enzyme đó được kết hợp với một loại gelatin đã được biến đổi có tác dụng cứu sống con người khi bị chấn thương hoặc bị chảy máu.
Rắn đầu lưỡi, một trong những loài rắn độc nhất ở Nam Mỹ, có nguồn gốc từ phần phía bắc của lục địa này.
Ở tuổi trưởng thành, chúng có thể đạt chiều dài từ 30 đến 50 inch và chúng được biết là tìm kiếm con mồi trong các đồn điền cà phê và chuối, tấn công mà không có sự cảnh báo.
Mỗi khi cắn, loài rắn này chứa nọc độc trung bình là 124 miligam và có thể lên tới 342 miligam khi cần thiết.
Chất siêu kết dính mới được phát hiện có độ dính bền cao gấp 10 lần so với loại keo mà các bác sĩ hiện dùng.
Keo mới có độ bền kết dính gấp 10 lần keo fibrin (keo dùng để bịt kín vết thương), được coi là "tiêu chuẩn vàng" cho các bác sĩ phẫu thuật trong phòng khám và tại hiện trường.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thời gian đông máu ngắn hơn đáng kể so với keo fibrin, khoảng 45 giây so với 90 giây đối với fibrin.
Nếu không có chất kết dính cầm máu (HAD), quá trình đông máu xảy ra sau trung bình từ năm đến sáu phút. Điều đó sẽ dẫn đến lượng máu bị mất ít hơn đáng kể và cuối cùng là nhiều người được cứu sống hơn.
Ngoài ra, "keo siêu dính" có thể được sử dụng để đóng vết thương không cần khâu, tuyên bố cho biết thêm.
Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm cả trên chiến trường hoặc với các vụ va chạm xe hơi.
Ông Mequanint giải thích: "Chúng tôi cho rằng loại 'keo siêu dính' này sẽ được sử dụng để cứu người trên chiến trường, hoặc những chấn thương do tai nạn khác như tai nạn xe hơi".
Nguồn: Dân Trí
Bình luận
Tin khác
Sắp diễn ra hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong kiểm soát và đánh giá chất lượng”
Chỉ số đánh giá và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
TCVN 13751:2023 - Tiêu chuẩn quốc gia đối với chuyên gia năng suất
Triển lãm Dụng cụ Khoa học lần thứ 35 (JASIS 2023) có gì mới?
Nghiên cứu ứng dụng tài nguyên thực vật Việt Nam trong công nghệ môi trường và dược mỹ phẩm
Tin cũ hơn