Pin lithium-ion mới có thể nạp đầy trong 10 phút
Bằng việc làm nóng điện cực để tăng tốc độ phản ứng, loại pin lithium-ion mới có thể rút ngắn 2/3 thời gian sạc.
- Nhóm các nhà khoa học làm ra được "pin Mặt trời ngược", ở trong bóng tối cũng tạo được điện
- Đã tìm ra loại pin hấp thụ CO2 trong không khí rẻ hơn, hiệu quả hơn, hoạt động được ở điều kiện phòng
- Thử nghiệm tàu cao tốc chạy bằng pin đầu tiên trên thế giới
- Triển vọng cho chế tạo pin uốn dẻo
Rào cản khiến ôtô điện kém hấp dẫn với người tiêu dùng là thời gian nạp năng lượng (sạc pin) lâu hơn nhiều so với các phương tiện chạy bằng xăng dầu. Vì vậy, thiết kế pin lithium-ion mới của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Pennsylvania đã giúp rút ngắn 2/3 thời gian sạc. Đây có thể là chìa khóa giúp mở rộng thị trường xe điện trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Joule cho thấy, chỉ cần 10 phút sạc, loại pin mới có thể nạp đủ điện để phương tiện chạy liên tục quãng đường 322 - 480 km.
Trưởng nhóm nghiên cứu Chao-Yang Wang cho biết tốc độ sạc như vậy đòi hỏi pin phải có khả năng nạp nhanh chóng 400 kilowatt điện.
Các pin lithium-ion hiện có trên thị trường không thể làm được điều này vì ở nhiệt độ 20 - 30°C, tốc độ sạc quá nhanh có thể gây ra hiện tượng mạ lithium, tức sự hình thành của lớp cặn lithium kim loại xung quanh cực dương, khiến tuổi thọ và hiệu suất của pin giảm đáng kể chỉ sau 60 chu kỳ sạc.
Để khắc phục điều này, nhóm nghiên cứu đã làm nóng điện cực lên đến 60°C, cho phép pin sạc nhanh qua 2.500 chu kỳ mà không tạo ra lớp mạ, điều này tương đương với 14 năm sử dụng hay 750.000 km hành trình. Pin sau mỗi lần sạc sẽ được làm mát về nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
Thiết kế pin mới được đánh giá là một bước đột phá công nghệ, tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết có thể mất vài năm đến một thập kỷ mới có thể đưa sản phẩm ra thị trường. Họ cần thêm thời gian để đảm bảo việc làm nóng pin trong quá trình sạc ngắn là an toàn và ổn định, không dẫn đến các vụ nổ năng lượng.
Nguồn: Vnexpress