Tiêu chí của một buồng áp lực âm
TNNN - Buồng áp lực âm được xác định dựa trên 34 tiêu chí trong cách ly người mắc bệnh lây truyền qua đường không khí, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Các tiêu chí này được chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn và chuyên gia về trang thiết bị của các bệnh viện đầu ngành xây dựng, dựa trên các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).
Mô hình một phòng cách ly áp lực âm
Các bệnh viện (BV) được phân công chuyên trách tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 (bao gồm: BV Bệnh Nhiệt đới, BV Dã chiến ở Củ Chi, BV điều trị COVID-19 ở Cần Giờ) vừa được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 đầu tư một số phòng cách ly áp lực âm để cách ly người bệnh có kết quả xét nghiệm (+) với SARS-CoV-2, góp phần hạn chế lây lan virus ra môi trường xung quanh.
Trong giai đoạn đầu, các buồng áp lực âm chỉ dùng cách ly những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm (+), nếu dịch bệnh bùng phát với nhiều trường hợp (+), buồng áp lực âm sẽ dược ưu tiên dùng để cách ly, điều trị cho những bệnh nhân có suy hô hấp hoặc cần can thiệp nhiều kỹ thuật điều trị, hoặc có nguy cơ tạo ra nhiều giọt bắn mang mầm bệnh.
Để đạt được hiệu quả mong muốn, buồng áp lực âm đòi hỏi các tiêu chí kỹ thuật nghiêm ngặt. Trong khi chờ Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn chi tiết, Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh mở rộng đã thu hút được các chuyên gia đầu ngành về kiểm soát nhiễm khuẩn, xây dựng và trang thiết bị y tế, nhà quản lý bệnh viện có kinh nghiệm về triển khai phòng áp lực âm, chuyên gia về phòng chống dịch bệnh,… cùng tham gia nghiên cứu các tài liệu liên quan, soạn thảo và xây dựng tiêu chí kỹ thuật đối với buồng áp lực âm sử dụng trong khám, chữa bệnh.
Dựa trên các tiêu chí đó, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 sẽ tiến hành nghiệm thu, nếu đạt tất cả 34 tiêu chí thì buồng áp lực âm mới được phép đưa vào sử dụng.
Dưới đây là 34 tiêu chí buồng áp lực âm trong cách ly người mắc bệnh lây truyền qua đường không khí (Airborne Isolation Room) do Sở Y tế TP Hồ Chí Minh giới thiệu đến các bệnh viện trên địa bàn và yêu cầu nghiên cứu, áp dụng trong khi chờ hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế:
Khuyến cáo của Bộ Y tế cho thấy, việc dùng phòng cách ly áp lực âm trong phòng chống COVID-19 không có tác dụng điều trị bệnh mà nhằm mục tiêu chính là để cách ly người nhiễm bệnh, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Đây cũng là khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ về sử dụng buồng áp lực âm trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.
PV. Tổng hợp