
Tổng hợp một lớp vật liệu nano “bắt” ánh sáng mới
TNNN - Các nhà khoa học vật liệu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương đã tạo ra một loại vật liệu mới kết hợp khả năng lập trình của một phân tử tổng hợp giống protein...
Các nhà khoa học vật liệu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương đã tạo ra một loại vật liệu mới kết hợp khả năng lập trình của một phân tử tổng hợp giống protein với độ phức tạp của một lớp nano silicat để tạo ra một lớp tinh thể nano mới có độ bền cao. Sau đó, họ lập trình vật liệu lai 2D này để tạo ra một hệ thống thu thập ánh sáng nhân tạo hiệu quả cao.
Các nhà khoa học đã tạo ra một hệ thống có thể thu nhận năng lượng ánh sáng theo cách mà các sắc tố được tìm thấy trong thực vật. Họ đã thêm các cặp phân tử “cho” đặc biệt và cấu trúc dạng lồng có thể liên kết phân tử “nhận” tại các vị trí chính xác bên trong tinh thể nano. Các phân tử “cho” hấp thụ ánh sáng ở một bước sóng cụ thể và truyền năng lượng ánh sáng cho các phân tử “nhận”. Các phân tử “nhận” sau đó phát ra ánh sáng ở bước sóng khác. Với hiệu suất truyền năng lượng hơn 96%, đây là một trong những hệ thống thu thập ánh sáng hiệu quả nhất cho đến nay.
Nguồn: Khoa học & Đời sống


Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn

Sắp diễn ra hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong kiểm soát và đánh giá chất lượng”

Chỉ số đánh giá và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

TCVN 13751:2023 - Tiêu chuẩn quốc gia đối với chuyên gia năng suất

Triển lãm Dụng cụ Khoa học lần thứ 35 (JASIS 2023) có gì mới?

Nghiên cứu ứng dụng tài nguyên thực vật Việt Nam trong công nghệ môi trường và dược mỹ phẩm

Một số điểm mới của ISO/IEC 17043:2023

Lấy ý kiến hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CLSPHH

Mô hình AI chuyển hóa hình ảnh chụp X-quang thành công cụ chẩn đoán tim mạch

Xu hướng công nghệ trong năm 2023 và các năm tiếp theo
