Cách hòa nhập trong các cuộc họp phòng thử nghiệm dẫn đến khoa học hơn
TNNN - Một bài báo mới công bố gần đây trên tạp chí PLOS Computational Biology của một nhóm bao gồm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Massachusetts Amherst (UMass Amherst) đã tìm cách giúp các nhà khoa học cấu trúc các cuộc họp nhóm trong phòng thử nghiệm của họ để họ hòa nhập hơn, năng suất hơn và cuối cùng dẫn đến khoa học hơn.
Từ "nhà khoa học" có thể gợi đến hình ảnh các nhà nghiên cứu trong phòng thử nghiệm đang chăm chú vào những chiếc cốc sủi bọt hoặc phát triển siêu máy tính, tuy nhiên có một khối lượng lớn công việc khoa học diễn ra xung quanh bàn hội nghị trong các cuộc họp nhóm hàng tuần.
Kadambari Devarajan, một trong những đồng tác giả của bài báo và là nghiên cứu sinh về sinh học và sinh vật tiến hóa cũng như bảo tồn môi trường, cho biết: “Có rất nhiều nghiên cứu thành công cho thấy rằng sự đa dạng và hòa nhập làm cho khoa học trở nên tốt hơn. Sự đa dạng và hòa nhập như vậy bắt đầu từ cấu trúc của chính cuộc họp phòng thử nghiệm”.
Kadambari và các đồng nghiệp của bà đã phát triển một bộ 10 nguyên tắc hướng dẫn giúp xây dựng môi trường phòng thử nghiệm hòa nhập cũng như môi trường phòng thử nghiệm hiệu quả, từ thực tế— "Quy tắc 2: Xác định vai trò và quy tắc; Quy tắc 6: Quản lý xung đột" - với các cá nhân; "Quy tắc 5: Hãy tôn trọng và rèn luyện tính lịch sự và Quy tắc 9: Nhận thức về những thành kiến".
Vào thời điểm công bố này, các cuộc họp trong phòng thử nghiệm thường bao gồm một điều tra viên chính, 5 đến 10 nghiên cứu sinh, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, một số sinh viên thực tập và một số sinh viên tham quan.
Mỗi quy tắc trong số 10 quy tắc đều xuất phát từ thực tiễn làm việc của nhóm, được mài dũa qua nhiều năm sử dụng, trong phòng thử nghiệm của Toni Lyn Morelli, nơi có các thành viên đến từ các quốc gia trên toàn cầu và đang trong các giai đoạn khác nhau của sự nghiệp.
Morelli (Trung tâm Khoa học Thích ứng Khí hậu Đông Bắc và Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ), đồng tác giả của bài báo và một nhà sinh thái học nghiên cứu liên kết với bộ phận bảo tồn môi trường cũng như chương trình sinh học và sinh vật tiến hóa, lưu ý rằng ngoài lĩnh vực khoa học, mặc dù sự đa dạng và hòa nhập vẫn rất được quan tâm, nhưng không phải lúc nào cũng có một hướng dẫn thực tế để vuợt qua.
"Cách để người ta tạo ra một phòng thử nghiệm đa dạng và hòa nhập cho phép tất cả các thành viên phát huy hết năng lực bản thân của họ? Hàng tuần những hành động nào có thể củng cố ý thức cộng đồng và tăng năng suất của một cá nhân và cả nhóm?" bà hy vọng rằng những hướng dẫn này có thể đóng vai trò là nguồn cảm hứng cho các sinh viên tốt nghiệp của bà, cũng như các nhóm của các phòng thử nghiệm khác, nhằm xây dựng những không gian tương tự và thậm chí tốt hơn trong tương lai.
Khi tiếp cận một cách có chủ ý các câu trả lời cho những câu hỏi thực tế này, rất có thể hiệu quả và lâu dài. Các tác giả viết: "Các cuộc họp trong phòng thử nghiệm là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ và bổ ích nhất trong sự nghiệp học tập của chúng ta" và có thể giúp "tăng tính đa dạng trong khoa học, thúc đẩy sự sáng tạo khoa học và tạo điều kiện giải quyết vấn đề".
Các tác giả của bài báo lập luận rằng, những gì xảy ra trong phòng thử nghiệm không chỉ trong phòng thử nghiệm –mà còn lan rộng ra cả xã hội. Nigel Golden, đồng tác giả, nghiên cứu sinh về bảo tồn môi trường và một thành viên tại Trung tâm Khoa học Thích ứng Khí hậu Đông Bắc, cho biết: “Khoa học không bị cô lập khỏi những gì đang diễn ra bên ngoài phòng thử nghiệm. Thế giới đang ảnh hưởng đến khoa học của chúng ta và khoa học của chúng ta đang ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới".
Devarajan là người nhận được học bổng Bình đẳng, Công bằng, Đa dạng và Hòa nhập của chương trình sinh vật học và sinh học tiến hóa, Morelli đã nhận được giải thưởng Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập của khoa Bảo tồn môi trường và Golden là người nhận được giải thưởng của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho thành tích xuất sắc trong hòa nhập.
Trường Đại học Massachusetts Amherst
Bình Minh dịch
Nguồn: Lab Manager- Hoa Kỳ