“Giải mã” vũ khí gây ung thư của loại vi khuẩn miễn nhiễm axít dạ dày
TNNN - Chỉ cần hoạt hóa thứ vũ khí này ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm trùng cũng đủ để “làm ngòi nổ” cho sự thay đổi của tế bào dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm và sau đó là ung thư.
- Cây râu mèo có hoạt chất quý ức chế tiểu đường
- Chương trình VPT.2.5.20.131 - Kháng sinh trong thực phẩm (thịt)
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính, loét dạ dày tá tràng và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày. Đặc biệt, đây là vi khuẩn duy nhất có thể sống sót trong môi trường axít đậm đặc như dạ dày, nó được tìm thấy ở hầu hết các bệnh nhân bị ung thư dạ dày tại Việt Nam. Ở quy mô toàn cầu, có đến 50% dân số được cho là đã bị xâm nhiễm bởi vi khuẩn HP.
Vi khuẩn HP.
Vi khuẩn H.P thường xâm nhiễm vào cơ thể khi chúng ta còn là trẻ con. Sau đó, loài vi sinh vật này sẽ tồn tại trong dạ dày của người bị nhiễm gần như suốt cuộc đời. Việc bị nhiễm khuẩn HP thường không gây ra bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào. Hầu như thấy cả mọi người đều không nhận ra mình đã bị xâm nhiễm cho đến khi xuất hiện các biến chứng.
Mới đây, 1 nghiên cứu được thực hiện bởi TS Aung Soe Lin và cộng sự đã xác định được cách chủng vi khuẩn HP nguy hiểm nhất tác động vào cơ thể để làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày
TS Aung Soe Lin phân tích: “Chủng HP có chứa đoạn gene “cag PAI” có liên quan đến khả năng làm tăng rủi ro mắc ung thư dạ dày. Cụ thể, chủng HP này sở hữu hệ thống chế tiết típ 4 (Cag T4SS) được sử dụng để bơm protein gây ung thư CagA và các sản phẩm khác của vi khuẩn vào tế bào dạ dày”.
Hệ thống Cag T4SS bơm protein gây ung thư vào tế bào dạ dày.
Được biết, để đi đến kết quả này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm soát hoạt động của Cag T4SS trong thí nghiệm trên động vật bị ung thư dạ dày do HP. Qua đó, họ quan sát thấy rằng, những con vật thí nghiệm có vi khuẩn H.P được kích thích hoạt động của Cag T4SS đã gia tăng hiện tượng viêm dạ dày và xuất hiện nhiều tổn thương tiền ung thư, cũng như đẩy nhanh tốc độ xâm lấn của khối u sẵn có.
Thí nghiệm còn cho thấy, chỉ cần hoạt hóa Cag T4SS ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm trùng cũng đủ để “làm ngòi nổ” cho sự thay đổi của tế bào dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm và sau đó là ung thư dạ dày.
TS Aung Soe Lin nhấn mạnh:“Thí nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra rằng, Cag T4SS có vai trò trong sự khởi phát của ung thư dạ dày, ngay cả khi nó chỉ tham gia vào một giai đoạn ngắn”.
Nếu muốn tránh sự xâm nhập của vi khuẩn H.P, bạn nên chú ý đến sức khỏe của chế độ ăn uống và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều người không chú ý đến vấn đề này và thường ăn thực phẩm không lành mạnh kém sạch sẽ, đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến vi khuẩn HP phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, nếu muốn phòng tránh HP lâu dài, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa suy giảm chức năng đường tiêu hóa.
Tập thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, vì vi khuẩn HP có thể lây truyền qua nước bọt, dùng chung chén đũa, hôn trực tiếp, mẹ mớm đồ ăn, dùng chung bàn chải đánh răng, ăn thực phẩm nhiễm khuẩn chưa được nấu chín..., nên người lớn cần hạn chế nhai mớm thức ăn cho trẻ, hôn môi trẻ. Mỗi người nên có bộ dụng cụ ăn uống riêng, không dùng chung. Tập thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Diệt ruồi, gián..., là những trung gian truyền bệnh. Ngoài ra, thường xuyên khám sức khỏe tổng quát cả gia đình để phòng ngừa bệnh.
Nguồn: Khoa học.tv