Thành tựu nổi bật trong công nghệ lượng tử và AI năm 2019
TNNN - Thành tựu nổi bật nhất trong công nghệ lượng tử và AI năm 2019 là việc các nhà vật lý đạt được bước tiến đột phá trong điện toán lượng tử.
- Trí tuệ nhân tạo là công cụ giải các “bài toán cuộc sống”
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào xây dựng bệnh án điện tử tại Việt Nam
- Trí tuệ nhân tạo có thể chẩn đoán ung thư hiệu quả như con người
- Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật: Hai công nghệ lớn ảnh hưởng đến phòng thí nghiệm như thế nào?
Máy tính lượng tử Sycamore của Google
Đây là kết quả bình chọn của Tạp chí Nature. Theo đó, trong tháng 10/2019, Google tuyên bố chế tạo thành công máy tính lượng tử Sycamore có tốc độ tính toán siêu nhanh, chỉ cần 200 giây (3 phút 20 giây) để giải xong một bài toán phức tạp mà IBM Summit, siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay, ước tính phải mất 10.000 năm mới giải xong.
Trong bài báo đăng trên tạp chí Nature, Google cho biết tốc độ xử lý siêu nhanh của chiếc máy tính này đại diện cho một bước nhảy vọt gọi là Lượng tử tối cao, hay Uy quyền lượng tử (Quantum Supremacy).
Sự khác biệt chính giữa máy tính thường và máy tính lượng tử là khả năng xử lý dữ liệu. Đối với với máy tính thường, dữ liệu chỉ tồn tại trong một trạng thái ở một thời điểm: bit 1 hoặc 0. Nếu máy tính cổ điển chỉ xử lý tuần tự các bit này, máy tính lượng tử có thể sử dụng bit lượng tử (gọi là qubit) để làm việc đồng thời cả 1 và 0. Trạng thái kép này giúp quá trình xử lý dữ liệu tăng theo cấp số nhân.
Trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI), sự kiện nổi bật nhất là sự kiện Công ty DeepMind, một đơn vị khác của Google có trụ sở tại London (Anh), tạo ra một AI có khả năng đánh bại những game thủ giỏi nhất chơi StarCraft II.
Tháng 7/2019, một AI tên là Libratus do Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) phát triển đánh bại cả bốn cao thủ poker hàng đầu thế giới. Những bước tiến vượt bậc trong công nghệ AI hứa hẹn sẽ giúp giải quyết thêm nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như phát hiện hành vi lừa đảo qua mạng hoặc điều khiển xe ô tô tự lái.
Theo NASATI/ Nature