Các nhà khoa học nghiên cứu vụ nổ siêu tân tinh sáng nhất vũ trụ, mong muốn tìm hiểu về thuở sơ khai của các vì sao
TNNN - Ngôi sao tạo ra vụ nổ này có thể lớn hơn Mặt Trời từ 50-100 lần.
- Nghiên cứu chế tạo hệ chất tẩy rửa cặn hydrocacbon
- Cá voi: giải pháp của tự nhiên đối với biến đổi khí hậu
Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến vụ nổ siêu tân tinh lớn chưa từng có. Nó tạo ra lượng ánh sáng gấp đôi vụ nổ kỷ lục được lịch sử ghi lại trước đây.
Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra dấu vết vụ nổ này là vào ngày 22 tháng Hai năm 2016, nhờ hệ thống kính viễn vọng Pan-STARRS đặt tại Hawaii. Theo báo cáo nghiên cứu mới được đăng tải, đây là “lượng năng lượng phát ra lớn nhất trong bất kỳ vụ nổ siêu tân tinh nào từng được ghi nhận”.
Nhà thiên văn học Matt Nicholl, trưởng ban nghiên cứu đang công tác tại Đại học Birmingham, đã tận dụng sức mạnh của nhiều hệ thống kính viễn vọng để quan sát hệ quả của vụ nổ siêu tân tinh suốt hai năm ròng, liên tục cho tới khi ánh sáng chỉ còn le lói.
“Những dữ liệu ban đầu từ đài thiên văn Pan-STARRS cho thấy vụ nổ siêu tân tinh này sáng hơn cả thiên hà chứa ngôi sao mới chết, điều đó khiến chúng tôi ngay lập tức chú ý, nghĩ rằng vụ nổ này sẽ ẩn chứa nhiều điều thú vị”, anh Nicholl viết.
Vụ nổ này có tên SN2016aps, được xếp vào hạng những vụ nổ siêu tân tinh sáng nhất Vũ trụ vốn mới chỉ được phát hiện hai lần trước đây. Các nhà khoa học cho rằng những sự kiện thiên văn đặc biệt này có liên hệ với cái chết của những ngôi sao khổng lồ, có khối lượng gấp 40 lần Mặt Trời là ít.
Lần theo những dấu vết của vụ nổ, anh Nicholl và cộng sự tính toán được vị vụ nổ xảy ra: ở một thiên hà nhỏ cách ta 4,6 tỷ năm ánh sáng. Dù ở khoảng cách xa như vậy, độ sáng của vụ nổ vẫn cao tới mức lập được kỷ lục mới.
“Chúng tôi biết ngay rằng đây là một sự kiện quan trọng, bởi độ sáng đo được khi chúng tôi phát hiện ra vụ nổ tương đương với bất kỳ hiện tượng nổ siêu tân tinh nào khác trước đây”, anh Nicholl nói. Và khi họ thấy rằng ánh sáng vẫn còn lưu lại một thời gian dài sau vụ nổ, họ khẳng định được rằng đây là hiện tượng đáng chú ý, rằng ngôi sao vừa nổ rất lớn nên mới sinh ra lượng năng lượng nhiều đến vậy.
Nhà nghiên cứu Matt Nicholl
Thực tế, ngôi sao phát nổ thành hiện tượng SN2016aps này có kích cỡ khoảng từ 50-100 lần Mặt Trời. Nhiều khả năng trước vụ nổ, hai quả cầu lửa thuộc một hệ sao đôi đã hòa vào nhau để tạo ra hiện tượng siêu tân tinh kỳ thú.
Những hiện tượng như thế này cung cấp một cho khoa học một lượng lớn thông tin về cái chết của một ngôi sao khổng lồ. Hơn nữa, SN2016aps còn giúp các chặng đường tìm các vụ nổ siêu tân tinh thuận lợi hơn; họ cho rằng những ngôi sao lớn (tương tự như thứ đã gây ra vụ nổ SN2016aps) xuất hiện rất nhiều trong giai đoạn sơ khai của Vũ trụ, nghiên cứu nó sẽ cho phép ta nhìn vào quá khứ, xem chuyện gì đã xảy ra hậu Big Bang.
Những kính viễn vọng mới sẽ là các công cụ hữu hiệu để làm điều này. Hai công trình Đài thiên văn Vera C. Rubin và Kính viễn vọng Không gian James Webb có thể quét khoảng không gian xa tới vài tỷ năm ánh sáng để tìm kiếm các sự kiện thiên văn lớn tương tự.
Nguồn: https://genk.vn/