Theo dòng sự kiện

Nghiên cứu cho thấy sử dụng allopurinol để điều trị bệnh thận không hiệu quả

29/06/2020, 15:59

TNNN - Kết quả của một chương trình thử nghiệm lâm sàng quốc tế quy mô lớn đã chỉ ra rằng thuốc allopurinol điều trị bệnh thận không hiệu quả.

Kết quả của một chương trình thử nghiệm lâm sàng quốc tế quy mô lớn đã chỉ ra rằng,  thuốc allopurinol điều trị bệnh thận không hiệu quả. Mạng lưới Thử nghiệm Thận của Úc đã dẫn đầu nghiên cứu kéo dài hai năm, được gọi là CKD-FIX nhằm đánh giá hiệu quả của allopurinol trong việc kìm hãm tốc độ suy giảm chức năng thận và thấy rằng thuốc không làm chậm được sự tiến triển của bệnh.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy loại thuốc này không hiệu quả trong điều trị bệnh thận, mặc dù có tới 20% bệnh nhân mắc bệnh thận được kê đơn thuốc này.

Giám đốc Y khoa Dịch vụ Ghép thận Queensland và Giáo sư Y khoa trường Đại học Queensland có trụ sở tại Viện Nghiên cứu Tịnh Tiến, (một dạng nghiên cứu chuyển giao tri thức từ nghiên cứu cơ bản sang ứng dụng trong thực tế) (1) Tiến sĩ David Johnson nói: ”Cho đến nay có rất ít bằng chứng chứng minh lợi ích của allopurinol trong việc làm chậm tốc độ suy giảm chức năng thận”.

Tiến sĩ Johnson nói với Tin tức Y tế Thái Lan: "Chúng tôi nhận thấy cần phải thu thập bằng chứng về ảnh hưởng của allopurinol đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận, nhưng chưa bao giờ bị mắc bệnh gút".

Ông nói thêm: "Trong nghiên cứu của CKD-FIX, chúng tôi đã so sánh việc sử dụng allopurinol với giả dược và thật ngạc nhiên, nó không có sự khác biệt nào đối với tốc độ suy giảm chức năng thận. Dựa trên những kết quả này, chúng tôi tin việc kê đơn thuốc này để điều trị bệnh thận sẽ không đem lại lợi ích gì, trừ khi để điều trị một căn bệnh cụ thể, chẳng hạn như bệnh gút. Bằng chứng đáng tin cậy này sẽ cung cấp thông tin về các hướng dẫn lâm sàng toàn cầu cho điều trị bệnh nhân.

Ông nói thêm: "Tuy nhiên, điều quan trọng là những người mắc bệnh thận đã sử dụng một loại thuốc như allopurinol để giảm mức độ urat máu, không nên đột ngột dừng điều trị theo đơn thuốc này. Mà họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước".

Bác sĩ Janak de Zoysa, trưởng nhóm Điều tra-New Zealand của trường Đại học Auckland và Ủy ban Y tế quận Waitemata cho biết các thử nghiệm như CKD-FIX rất quan trọng vì họ cho phép các bác sĩ tối ưu hóa thực hành lâm sàng.

Tiến sĩ de Zoysa nói: "Các thử nghiệm cho thấy các phương pháp điều trị hiện tại không hiệu quả như mong muốn, cho phép dừng sử dụng các loại thuốc đó hoặc không sử dụng ngay từ đầu, làm giảm chi phí chăm sóc sức khỏe không cần thiết".

.Allopurinol có sẵn trên thị trường từ cuối thập niên 1960, giúp cơ thể giảm lượng urate trong máu. Mức độ cao của hóa chất này thông thường ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, trong đó co liên quan đến nguy cơ tiến triển bệnh thận mãn tính nặng hơn.

Phó giáo sư Tiến sĩ Sunil Badve, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Sức khỏe Toàn cầu George và bác sĩ chuyên khoa thận của Bệnh viện St George cho biết quan điểm của mình: “Có lẽ không đúng nếu cho rằng nồng độ urat trong máu tăng cao là nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận nhanh chóng”.

Tiến sĩ Badve nói: "Dựa trên kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có vẻ như nồng độ urat trong máu tăng cao rất có thể là một chỉ số về giảm chức năng thận hơn là nguyên nhân làm giảm chức năng thận".

Thử nghiệm lâm sàng: Nghiên cứu CKD-FIX đã thực hiện trên 31 bệnh viện ở Úc và New Zealand với hơn 369 bệnh nhân, với bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 hoặc 4 có nguy cơ tiến triển nặng hơn khi tham gia thử nghiệm này.

Các tác giả nghiên cứu đã báo cáo giảm 35% nồng độ urat máu, duy trì trong suốt thời gian nghiên cứu hai năm đối với bệnh nhân được kê đơn allopurinol. Tuy nhiên, chức năng thận đã giảm ở mức tương tự cho hai nhóm điều trị; allopurinol -3,33 mL/phút/1,73 m2/ năm (95% CI -4 · 11 đến -2 · 55) và kiểm soát -3,23 mL/phút/1,73 m2/năm (95% CI -3 · 98 đến -2 · 47 ). Không có sự khác biệt về số lượng protein trong nước tiểu và huyết áp giữa các nhóm.

Đỗ Quyên dịch

Nguồn: Tin tức Y tế Thái Lan

Bình luận