Theo dòng sự kiện

Các tiêu chuẩn quản lý đổi mới: Đổi mới để phát triển

23/11/2020, 12:18

TNNN - Đổi mới không chỉ tạo ra các giá trị hữu hình mà còn giúp các tổ chức liên tục thích nghi và phát triển trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay.

Vào ngày 22/11/2020, Công ty Cổ phẩn Chứng nhận và Giám định VinaCert đã tổ chức Diễn đàn về chủ đề các tiêu chuẩn quản lý đổi mới với sự tham gia của thầy Phó Đức Trù – Giảng viên cao cấp của Viện tiêu chuẩn Anh Quốc.


Quang cảnh Diễn đàn

Đổi mới là đóng góp ngày càng quan trọng cho sự thành công của một tổ chức, tăng cường khả năng thích ứng cho tổ chức đó trong thế giới đang thay đổi từng ngày. Các ý tưởng sáng tạo mới góp phần đưa ra những giải pháp mới để tạo doanh thu và cải thiện tính bền vững. Các ý tưởng này được liên kết chặt chẽ với khả năng phục hồi của một tổ chức, trong đó nó giúp các tổ chức hiểu và ứng phó với các bối cảnh đầy thách thức, nắm bắt những cơ hội có thể mang lại và thúc đẩy sự sáng tạo. “Đổi mới là gì? Nó là một thực thể mới, hoặc đã thay đổi để tạo ra hoặc phân phối lại giá trị”, thầy Phó Đức Trù nói.

Trong buổi diễn đàn, thầy Phó Đức Trù đề cập tới ISO 56002, Quản lý đổi mới - Hệ thống quản lý đổi mới - Hướng dẫn, bao gồm tất cả các khía cạnh của quản lý đổi mới, từ cách khơi nguồn ý tưởng, cho đến việc tung ra bán một sản phẩm gì mới trên thị trường. Tiêu chuẩn xem xét bối cảnh mà một tổ chức đang làm việc, văn hóa, chiến lược, quy trình và các tác động, ảnh hưởng đến tổ chức đó. Tiêu chuẩn cũng thông qua nhiều loại hoạt động bao gồm các sản phẩm và dịch vụ, mô hình kinh doanh, đổi mới tổ chức và hơn thế nữa, được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức, bất kể quy mô hoặc loại hình.

Thầy Phó Đức Trù trình bày về bộ tiêu chuẩn ISO 56000, đặc biệt là ISO 56002:2019

Tiêu chuẩn ISO 56002: 2019 cung cấp hướng dẫn về việc thiết lập, triển khai, bảo trì và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo để áp dụng trong tất cả các tổ chức, doanh nghiệp. Hướng dẫn chung này dự kiến sẽ được áp dụng cho tất cả các loại tổ chức, doanh nghiệp với các loại hình đổi mới sáng tạo. Ví dụ: sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình kinh doanh và tổ chức…

Những lợi ích tiềm năng của việc triển khai Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo theo IS0 56002:2019 gồm:Tăng trưởng, tăng doanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh; Giảm chi phí và chất thải, tăng năng suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực; Tăng sự hài lòng của người tiêu dùng, khách hàng, công dân và các lợi ích xã hội; Thực hiện đầu tư, đổi mới sáng tạo bền vững; Tăng cường phân cấp, trao quyền trong doanh nghiệp; Tăng khả năng thu hút tài trợ, đối tác và cộng tác viên; Nâng cao uy tín và giá trị của doanh nghiệp; Tăng cường năng lực tuân thủ các quy định và các yêu cầu.

Vấn đề đổi mới là một trong những yếu tố thành công quan trọng và cần thiết trong hầu hết các tổ chức và các tổ chức phải luôn luôn tìm cách để tạo ra giá trị”, thầy Trù chia sẻ.

Hoàng Nam

Bình luận