Theo dòng sự kiện

Cỏ thay thế nhựa trong đóng gói thực phẩm mang về

01/06/2021, 15:33

TNNN - Sợi cỏ có thể thay thế nhựa như một vật liệu 100% có thể phân hủy sinh học và dùng một lần để đóng gói thực phẩm mang về.

Đây là mục tiêu của dự án sáng tạo mới SinProPack, nhằm phát triển giải pháp thay thế bền vững cho các loại nhựa dùng một lần hiện đang được sử dụng để đựng thực phẩm mang về.

Dự án đang tập hợp các ngành công nghiệp, người tiêu dùng và các tổ chức khoa học để phát triển, chứng minh, thử nghiệm và đánh giá bao bì làm từ sợi cỏ để đựng thực phẩm mang về thông qua chứng minh khái niệm, thử nghiệm quy mô thí điểm và cải tiến công nghiệp.

Anne Christine Steenkjær Hastrup, giám đốc trung tâm tại Viện Công nghệ Đan Mạch, người dẫn dắt dự án cho biết: "Bao bì dùng một lần làm từ cỏ mang lại rất nhiều lợi ích cho môi trường. Bao bì sẽ có thể phân hủy sinh học 100%, vì vậy nếu ai đó vô tình đánh rơi bao bì, nó sẽ phân hủy tự nhiên".

Hàng năm, Đan Mạch tiêu thụ hơn 10,000 tấn (11023 tấn Mỹ) bao bì cho thực phẩm và đồ uống mang về. Thay thế 10,000 tấn nhựa dùng một lần bằng một lượng bao bì sinh học và phân hủy sinh học tương ứng sẽ làm giảm lượng khí thải carbon từ sản xuất bao bì khoảng 210,000 tấn CO2 (231,485 tấn CO2) hàng năm.

Dự án sẽ tạo cơ sở cho sự thay đổi mô hình trong các giải pháp đóng gói bằng cách giới thiệu và chứng minh khả năng sử dụng sinh khối xanh cho bao bì sử dụng một lần để đựng các thực phẩm, cũng như một mô hình kinh doanh kinh tế sinh học bền vững cho công nghệ.

Sinh khối xanh là một nguồn tài nguyên dễ tiếp cận tại Đan Mạch và quá trình lọc sinh học xanh để sản xuất protein được quan tâm sâu sắc vì đã chứng minh năng suất sinh khối cao, các tác động môi trường và tiềm năng sử dụng sinh khối chưa được khai thác từ các vùng trũng không hiệu quả như đồng cỏ.  

Trợ lý giáo sư Morten Ambye-Jensen từ Khoa Kỹ thuật Sinh học và Hóa học tại trường Đại học Aarhus cho biết: "Sau khi chúng tôi thu hoạch cỏ và chiết xuất protein làm thức ăn gia súc, chúng tôi có thể tinh chế và nghiền sợi cỏ thành cellulose, từ đó chúng tôi có thể sản xuất bao bì. Bằng cách này, chúng tôi có thể sử dụng và nâng cao giá trị một nguồn phụ từ sản xuất protein. Đó là một cách tuyệt vời để tạo ra giá trị gia tăng cho quá trình lọc sinh học, vì không thể sử dụng tất cả xơ cỏ làm thức ăn cho gia súc".  

Xơ chiếm khoảng 70% cỏ được đưa vào quá trình lọc sinh học sau khi đã chiết xuất protein. Trong dự án SinProPack, các nhà nghiên cứu xem cỏ và cỏ ba lá là nguồn cung cấp chất xơ, vì cỏ ba lá sẽ là sinh khối chính cho các nhà máy chế biến sinh học xanh trong tương lai.

Tuy nhiên, dự án cũng sẽ xem xét kỹ hơn các khả năng sử dụng sinh khối thu hoạch từ đất than bùn, thường có nhiều xơ hơn và chứa ít protein hơn. Dự án bao gồm việc thử nghiệm và trình bày công nghệ trong các cơ sở thử nghiệm và thử nghiệm tại trường Đại học Aarhus, Viện Công nghệ Đan Mạch và công ty LEAF Packaging đã sản xuất 100% bao bì sợi phân hủy sinh học cho ngành công nghiệp thực phẩm, sẽ thử nghiệm, chứng minh sợi cỏ hiệu quả, độ ổn định và khả năng tạo khuôn trên quy mô công nghiệp.

Dự án đã nhận được 3,3 MDKK (khoảng 536,833 USD) từ chương trình trình bày và phát triển xanh, GUDP, thuộc Cơ quan Nông nghiệp Đan Mạch.

Trường Đại học Aarhus

Thanh Bình dịch

Nguồn: Lab Manager- Hoa Kỳ

Bình luận