Theo dòng sự kiện

Dấu hiệu khả năng miễn dịch lâu dài

24/08/2020, 09:27

TNNN - Cơ thể có thể ghi nhớ virus Sars-CoV-2 được bao lâu? Nghiên cứu với kháng thể cho thấy ghi nhớ về miễn dịch chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Nghiên cứu gần đây đem lại những kết quả đầy khích lệ.

 
Trung tâm thử nghiệm-Corona gần nhà ga chính của thành phố Stuttgart Marijan Murat. Ảnh: DPA

 

Hệ miễn dịch của chúng ta có một “thùng dụng cụ” khá đầy đủ để chống lại những vật lạ không mong muốn khi chúng thâm nhập vào cơ thể chúng ta. Nó cũng ghi nhớ trong một thời gian dài những ca lây nhiễm đã trải qua cũng như các mầm bệnh của các vụ lây nhiễm đó, qua đó giúp chúng ta tránh không bị mắc lại các bệnh cũ.

Đáng chú ý là có các trường hợp ngoại lệ như virus cúm (Influenza) biến đổi liên tục. Do đó, nếu chúng ta không tiêm chủng phòng cúm thì có thể thường xuyên bị virus cúm tấn công gây bệnh trở lại. Tuy nhiên cơ thể con người có thể ghi nhớ các kẻ đột nhập khác, ít biến đổi hơn, cho dù nhiều năm đã trôi qua.

Đối với virus Sars-CoV-2, nghiên cứu cho thấy số lượng kháng thể ở những người từng bị lây nhiễm bệnh không cao, trí nhớ đối với miễn dịch kém, cho nên sau khi khỏi bệnh một thời gian kháng thể chống viruscorona hầu như biến đi khá nhanh làm cho sức đề kháng sa sút.

Một số nghiên cứu mới tiến hành gần đây, có một số trường hợp mới được đăng tải online mà chưa qua bình duyệt, lại cho thấy, cơ thể có thể ghi nhớ khá lâu về việc bị lây nhiễm corona. Cũng cần lưu ý không phải chỉ có chất kháng thể chống không cho virus gây bệnh quay trở lại.

“Sự phản ứng có vẻ như sẽ bền vững lâu dài”

Phản ứng miễn dịch bao gồm nhiều phần: Rào cản đầu tiên là cái gọi là sự phản ứng miễn dịch không đặc biệt, trong một khoảng thời gian ngắn nhất tất cả những gì bị coi là lạ, đều bị triệt hạ. Trong đó có tế bào-T, chúng giết những tế bào bị lây nhiễm hoặc còn có thể điều phối các phản ứng tự vệ khác. Cụ thể chúng có thể buộc cái gọi là tế bào-B sản sinh ra kháng thể.

Đến một lúc nào đó sau khi diễn ra sự lây nhiễm thì số lượng kháng thể chống lại mầm bệnh trong cơ thể ngày càng ít đi. Ngay cả số lượng tế bào-B có liên quan cũng giảm đi. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây về Sars-CoV-2 cho thấy, chúng không giảm về số không. Trong máu và tủy xương vẫn tồn tại tế bào-B, chúng có thể hoạt động trở lại khi xảy ra phản ứng miễn dịch mới.

Deepta Bhattacharya thuộc Đại học Arizona, là đồng tác giả một công trình nghiên cứu hiện tại về đề tài này cho rằng “số lượng kháng thể giảm, nhưng chúng vẫn ở mức được coi là ở điểm thấp ổn định”. Người ta cho rằng, tế bào-B trong tủy xương chịu trách nhiệm tạo ra những kháng thể này. “Sự phản ứng này dường như hoàn toàn lâu dài.”

Kết quả nghiên cứu mới cũng không có bằng chứng xác đáng, sau bao lâu cơ thể có thể có phản ứng miễn dịch khi gặp lại mầm bệnh-Sars-CoV-2 một lần nữa. Nhưng khoảng thời gian này có thể lâu hơn điều mà một số người lo ngại. Đối với tế bào-T cũng có những điều đáng khích lệ, trong đó thể hiện cả ở nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tạp chí chuyên đề “Cell”.

Các nhà nghiên cứu đã phân lập được các tế bào này từ máu những người bị lây nhiễm và đã khỏi bệnh Covid-19. Thí nghiệm trong phòng cho thấy phản ứng miễn dịch tốt khi tái tiếp xúc với virus-Sars-CoV-2. Trong đó có việc số lượng tế bào-T tăng mạnh khi phân chia để sẵn sàng cho cuộc chiến chống lại những kẻ đột nhập.

Các nghiên cứu còn cho thấy, ngay cả tế bào ở các bệnh nhân có phản ứng miễn dịch mạnh nhưng khi bị lây nhiễm biểu hiện bệnh của họ khá mờ nhạt. Trước đó người ta lo ngại trong các trường hợp này, phản ứng miễn dịch sẽ có phần yếu ớt hơn. “Tuy nhiên tài liệu này đã chứng minh không phải như vậy” Smita Iyer thuộc Đại học California ở Davis đã bình luận. “Chúng vẫn có thể có phản ứng miễn dịch lâu dài, mà không phải gánh chịu hậu quả của lây nhiễm.” Iyer không tham gia trực tiếp vào nghiên cứu về tế bào-T này, nhưng nghiên cứu về tự vệ miễn dịch đối với lây nhiễm Sars-CoV-2.

Nguồn: Khoa học & Phát triển

Bình luận