Nghiên cứu khả năng chống lão hóa da của hoạt chất trong vi tảo
TNNN - Theo nghiên cứu của nhóm tác giả ở Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ TPHCM, chất Astaxanthin trong vi tảo Haematococcus pluvialis có khả năng bảo vệ da khỏi tia UV, mở ra hướng mới cho việc sản xuất sản phẩm chống lão hóa da từ vi tảo.
- Nghiên cứu thu nhận PEPTIT mạch ngắn có hoạt tính chống oxy hóa từ phụ nhẩm cá hồi (Salmo salar)
- Cửa sổ polymer liên hợp chuyển năng lượng đến tế bào quang điện
- In sinh học 3D giúp nghiên cứu tim người
- Tái chế đầu lọc thuốc lá thành gạch xây dựng
Lão hóa da chịu ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các nhân tố nội sinh (di truyền, quá trình trao đổi chất, hocrmone,…) và ngoại sinh (tia UV trong ánh nắng mặt trời, ô nhiễm, hóa chất,…).
Astaxanthin (ASX) là một chất chống oxy hóa rất mạnh, có tác dụng bảo vệ sức khỏe làn da, phòng ngừa ung thư da, có khả năng sửa chữa DNA, tăng cường miễn dịch,... Vì vậy, ASX được ứng dụng nhiều trong các ngành như nuôi trồng thủy sản, thực phẩm, mỹ phẩm, dinh dưỡng, dược phẩm,…
Vi tảo Haematococcus pluvialis Ảnh: Internet
ASX có màu đỏ thẫm, được tìm thấy trong một số loài sinh vật biển, đặc biệt ở một số loài tảo, tôm, cá hồi,... Trong đó, tảo diệp lục Haematococcus pluvialis được xem là có khả năng tự tổng hợp và có hàm lượng ASX cao nhất trong tự nhiên. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu sử dụng vi tảo làm thức ăn dạng thô cho người hoặc động vật; còn hiếm các nghiên cứu về hoạt chất của vi tảo, mặc dù nó có khả năng ứng dụng và giá trị kinh tế cao.
Trong đề tài "Nghiên cứu tạo sản phẩm có tác dụng chống lão hóa da từ hoạt chất astaxanthin được chiết xuất từ vi tảo Haematococcus pluvialis", nhóm tác giả ở Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ TPHCM đã tách chiết ASX từ vi tảo Haematococcus pluvialis trong dung môi dầu Sacha inchi, dầu dừa và dầu hạt nho. Sau đó, thử nghiệm đánh giá khả năng chống lão hóa da ở chuột.
Dịch ASX được chiết xuất từ vi tảo. Ảnh: NVCC
Trong 6 tuần, sau khi gây lão hóa da ở chuột bằng tia UV, chuột được bôi dịch chiết ASX từ tảo. Kết quả cho thấy, nhóm được bôi dịch chiết có độ dày của lớp biểu bì mỏng hơn (khoảng 1/2) so với của nhóm đối chứng (không dùng ASX). Điều này chứng tỏ dịch chiết ASX có khả năng bảo vệ da chuột khỏi tia UV và ở nồng độ 2.35µg/cm² cho kết quả tốt nhất.
Đề tài đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu trong năm qua. Đây là cơ sở khoa học ban đầu để nghiên cứu sâu hơn và ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm chống lão hóa da từ vi tảo Haematococcus pluvialis.
Nguồn: Khoa học & Phát triển
Tin khác
Sắp diễn ra hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong kiểm soát và đánh giá chất lượng”
Chỉ số đánh giá và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
TCVN 13751:2023 - Tiêu chuẩn quốc gia đối với chuyên gia năng suất
Triển lãm Dụng cụ Khoa học lần thứ 35 (JASIS 2023) có gì mới?
Nghiên cứu ứng dụng tài nguyên thực vật Việt Nam trong công nghệ môi trường và dược mỹ phẩm
Tin cũ hơn