Nghiên cứu phân loại, mối quan hệ phát sinh loài và tiến hóa của chi Mộc hương ở Việt Nam
TNNN - Đề tài hướng đến nghiên cứu phân loại toàn bộ họ Mộc hương (Aristolochiaceae) nói riêng và bộ Hồ tiêu (Piperales) nói chung cho khu hệ thực vật Việt Nam.
- Những hiểu biết mới về cách Phytochromes giúp thực vật
- Những hiểu biết mới về cách Phytochromes giúp thực vật
Đề tài “Nghiên cứu phân loại, mối quan hệ phát sinh loài và tiến hóa của chi Mộc hương (Aristolochia) ở Việt Nam” do TS. Đỗ Văn Trường cùng nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thực hiện trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2019 nhằm định hướng phát triển cách tiếp cận nghiên cứu phát sinh chủng loại trong nghiên cứu hệ thống học và tiến hóa của các loài thực vật ở Việt Nam.
Theo đó, mục tiêu chung của đề tài là: Nghiên cứu tính đa dạng của chi Mộc hương ở Việt Nam; Nghiên cứu phân loại chi Mộc hương ở Việt Nam; Tìm hiểu về mối quan hệ phát sinh loài của chi Mộc hương ở Việt Nam; Cung cấp thông tin ban đầu về lịch sử tiến hóa của chi Mộc hương ở Việt Nam.
Trong đề tài, nhóm nghiên cứu đã đi sâu vào các nội dung: Nghiên cứu tính đa dạng của chi Mộc hương ở Việt Nam; nghiên cứu phân loại chi Mộc hương ở Việt Nam; tìm hiểu về mối quan hệ phát sinh loài của chi Mộc hương ở Việt Nam; cung cấp thông tin ban đầu về lịch sử tiến hóa của chi Mộc hương ở Việt Nam.
Một số kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu:
- Đã hoàn thành nghiên cứu phân loại chi Mộc hương cho hệ thực vật Việt Nam bao gồm hệ thống học, danh pháp và mô tả đầy đủ đặc điểm hình thái phục vụ cho công tác định loại.
Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu tại các phòng tiêu bản cũng như các mẫu đã được thu thập trong các đợt nghiên cứu ngoài thực địa gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích và hệ thống học các loài Mộc hương ở Việt Nam. Chi Mộc hương ở Việt Nam gồm 25 loài được sắp xếp trong 2 phân chi, trong đó 9 loài thuộc phân chi Aristolochia và 16 loài thuộc phân chi Siphisia.
Tổng số 64 mẫu tiêu bản Mộc hương của 56 số hiệu với đầy đủ thông tin đã được bàn giao cho Phòng tiêu bản thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phục vụ cho công tác nghiên cứu và trưng bày. Các kết quả nghiên cứu này đảm bảo chất lượng, là cơ sở quan trọng để phục vụ công tác nghiên cứu phân loại và định loại các loài Mộc hương ở Việt Nam.
- Đã nghiên cứu xây dựng mối quan hệ phát sinh loài của chi Mộc hương bao gồm hầu hết các loài ở Việt Nam trên cơ sở dữ liệu trình tự nucleotide của vùng gen lục lạp trnK-matK-psbA.
Kết quả phân tích vùng gen lục lạp trnK-matK-pbsA của 46 mẫu bao gồm 35 mẫu Mộc hương đại diện cho tất cả 3 phân chi (Aristolochia, Pararistolochia, and Siphisia) thể hiện các loài Mộc hương hình thành nhánh đơn phát sinh dòng (PP 1.0, MPBS 100) và được phân chia thành 3 phân nhánh đơn phát sinh dòng tương ứng với 3 phân chi: Pararistolochia, Aristolochia, và Siphisia..
- Đã nghiên cứu xây dựng giả thuyết tiến hóa và sự hình thành các nhánh tiến hóa của chi Mộc hương ở Việt Nam trong mối liên hệ với quá trình kiến tạo địa chất và biến đổi khí hậu trên cơ sở dữ liệu trình tự nucleotide của vùng gen lục lạp trnK-matK-psbA.
Kết quả phân tích BEAST cho thấy, họ Aristolochiaceae được hình thành cách đây khoảng 76 triệu năm trước (MYA) (HPD 95–57 MYA) và chi Aristolochia được hình 4 thành khoảng 55 MYA (HPD 70–41 MYA).
Từ đó kết quả nghiên cứu có thể thấy phần lớn các loài Aristolochia từ Đông Dương nói chung đến Việt Nam nói riêng bắt đầu đa dạng trong gia đoạn cuối Miocene, thực sự đa dạng trong suốt gia đoạn Pliocene-Pleistocene. Sự đa dạng của các loài Mộc hương ở Việt Nam và Trung quốc, là kết qủa của sự tác động của hàng loạt các dãy núi được hình thành ở phía Tây Nam Trung Quốc và phía Bắc Việt Nam, và hoạt động mạnh mẽ của gió mùa trong khu vực.
Nguồn: NASATI