Theo dòng sự kiện

Xét nghiệm máu mới cải thiện sàng lọc và chuẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

08/05/2020, 17:35

TNNN - Phương pháp xét nghiệm máu mới có thể tăng hiệu quả trong sàng lọc và chẩn đoán căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm của nam giới.

Tại Hoa Kỳ, tháng 9 được công nhận là Tháng Nhận thức về Ung thư Tuyến tiền liệt và Tháng Sức khỏe tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến, phát triển trong tiền liệt tuyến, một tuyến trong hệ sinh dục nam, ảnh hưởng đến hơn ba triệu nam giới trên toàn thế giới và là căn bệnh ung thư thường gặp thứ hai ở nam giới.

Các nhà dịch tễ học Dữ liệu Toàn cầu ước tính có hơn 480.000 ca ung thư tuyến tiền liệt mới chủ yếu tại bảy quốc gia (Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Nhật Bản) năm 2018. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt thay đổi trên toàn thế giới và sự thay đổi về tỷ lệ có thể được quy cho xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

xét nghiệm máu phát hiện ung thư tiền liệt tuyến | Báo Dân trí

Xét nghiệm máu mới phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ( Ảnh Internet)

Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tỷ lệ các trường hợp tại Mỹ và EU có thể được quy cho việc chẩn đoán quá mức ung thư tuyến tiền liệt thông qua việc sử dụng rộng rãi các xét nghiệm PSA. Xét nghiệm PSA có độ đặc hiệu thấp, làm cho số lượng dương tính giả cao và dẫn đến một tỷ lệ lớn sinh thiết âm tính. Mặc dù xét nghiệm PSA là xét nghiệm sàng lọc thông thường đối với ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm máu mới có thể hiệu quả hơn trong sàng lọc và chẩn đoán bệnh.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Queen Mary, Londonđược công bố trên Tạp chí Tiết niệu đã phát hiện ra rằng, xét nghiệm mới đơn giản có thể phát hiện chính xác ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn bằng cách phát hiện các tế bào khối u di căn. Thử nghiệm mới, kết hợp với xét nghiệm PSA, có thể giúp tránh sinh thiết không cần thiết và điều trị quá mức độ.

Các nhà dịch tễ học Dữ liệu Toàn cầu tính toán tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt được chẩn đoán ở nam giới từ 30 tuổi trở lên tại 7 quốc gia (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Nhật Bản) năm 2018. Tỷ lệ mới mắc sẽ tiếp tục tăng ở mỗi quốc gia này vào năm 2028.

Do tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ngày càng tăng, xét nghiệm máu mới có thể cần thiết để giảm quy trình, chẩn đoán quá mức và điều trị không cần thiết. Mặc dù có hai phương pháp xét nghiệm sàng lọc khác nhau về ung thư tuyến tiền liệt - xét nghiệm PSA hoặc kiểm tra trực tràng kỹ thuật số - không có xét nghiệm tiêu chuẩn hoặc xét nghiệm thường quy.

Các nghiên cứu hiện đang được tiến hành trên các xét nghiệm sàng lọc để xác định xem phương pháp nào chính xác hơn. Các xét nghiệm PSA đang gây tranh cãi vì tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra do chẩn đoán quá mức, chiếm khoảng 40% trong các trường hợp xét nghiệm sàng lọc.

Nghiên cứu ngẫu nhiên châu Âu về sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt đã kết luận, mặc dù các xét nghiệm sàng lọc sớm có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt, nhưng vẫn có nhược điểm của nó. Các vấn đề ở các phương pháp sàng lọc hiện tại và thiếu sự nhất quán trong sàng lọc làm dấy lên sự cần thiết phải có các công cụ chẩn đoán và sàng lọc chính xác hơn để có hiệu quả điều trị vượt trội và tránh được các tác hại tiềm ẩn.

Hình 1: 7 quốc gia, Tỷ lệ mắc bệnh được chuẩn đoán ( 1/100.000 người) của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nam giới > 20 năm, 2018 -2028

Các báo cáo liên quan

GlobalData (2019). Prostate Cancer: Global Drug Forecast and Market Analysis to 2028, August 2019, GDHC162PIDR

GlobalData (2019). Expert Insight: Market Growth in Prostate Cancer Largely Attributed to Label Expansions, August 2019, GDHC2628EI

GlobalData (2019). Expert Insight: Late-Stage Pipeline Holds Promise, Bringing Precision Medicine to Prostate Cancer, July 2019, GDHC2537EI

GlobalData (2019). Expert Insight: Higher Proportion of Incident Cases of Prostate Cancer Diagnosed at Stage IV in the US, May 2019, GDHC2444EI

Trương Tố Quyên dịch 

Nguồn: Dữ liệu Toàn cầu.

 

Bình luận