Theo dòng sự kiện

Sợi quang làm từ gel có nguồn gốc tảo biển

05/08/2020, 10:31

TNNN - Sợi quang làm từ agar có thể ăn được, tương thích sinh học và phân hủy sinh học, mở ra nhiều ứng dụng mới cho ngành y tế.


Sợi quang làm từ gel có nguồn gốc tảo biển

Một sợi quang làm từ agar đã được sản xuất tại Đại học Campinas (UNICAMP) bang São Paulo, Brazil. Sợi quang này có thể được sử dụng trong thí nghiệm in vivo để chụp ảnh cấu trúc cơ thể, phân bố ánh sáng cục bộ trong liệu pháp quang học (như  kích thích tế bào thần kinh bằng ánh sáng để nghiên cứu các mạch thần kinh trong não sống) và phân phối thuốc cục bộ.

Một ứng dụng khả thi khác là phát hiện vi sinh vật trong các cơ quan cụ thể, trong trường hợp này, đầu dò sẽ được cơ thể hấp thụ hoàn toàn sau khi thực hiện xong nhiệm vụ.

Dự án nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ nghiên cứu São Paulo FAPESP và được thực hiện bởi giáo sư Eric Fujiwara, Trường Kỹ thuật Cơ khí UNICAMP, giáo sư Cristiano Cordeiro, Viện Vật lý Gleb Wataghin của UNICAMP, giáo sư Hiromasa Oku, Đại học Gunma (Nhật Bản).

Kết quả nghiên cứu được công bố trên Scientific Reports.

Agar là gelatin tự nhiên thu được từ tảo biển. Thành phần của nó bao gồm hỗn hợp của hai polysacarit, agarose và agaropectin.

"Sợi quang mà chúng tôi đã chế tạo, là một hình trụ thạch có đường kính ngoài 2,5mm và sự sắp xếp bên trong thường xuyên của sáu lỗ khí hình trụ 0,5mm xung quanh lõi rắn. Ánh sáng bị giới hạn do sự khác biệt giữa các chỉ số khúc xạ của lõi thạch và các lỗ thông hơi", Eric Fujiwara, trưởng nhóm nghiên cứu nói.

Eric Fujiwara  cho biết: "Để sản xuất sợi, chúng tôi đã đổ agar vào một khuôn có sáu thanh bên trong được đặt dọc theo trục chính. Gel tự phân bố để lấp đầy không gian trống. Sau khi làm mát, các thanh được tháo ra để tạo thành các lỗ khí và ống dẫn sóng làm cứng được đẩy ra khỏi khuôn. Chỉ số khúc xạ và hình dạng của sợi có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi thành phần của dung dịch agar và thiết kế khuôn tương ứng".

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chất sợi trong nhiều môi trường khác nhau từ không khí và nước đến etanol và acetone, từ đó, đi đến kết luận sợi nhạy cảm với môi trường. Thực tế gel trải qua những thay đổi về cấu trúc để đáp ứng với sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và pH làm cho sợi phù hợp với cảm biến quang học.

Một ứng dụng triển vọng khác là sử dụng sợi quang đồng thời vừa làm cảm biến quang học và môi trường phát triển cho vi sinh vật.

Fujiwara cho rằng: "Trong trường hợp này, ống dẫn sóng có thể được thiết kế như thiết bị dùng một lần có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết. Các tế bào bất động trong thiết bị sẽ được cảm biết quang học và tín hiệu sẽ được phân tích bằng máy ảnh hoặc máy quang phổ".

Theo: https://phys.org/news/2020-07-optical-fiber-gel-derived-marine.html

Bình luận