Xu thế hiện đại trong dinh dưỡng động vật nuôi: Giảm đạm thô trong khẩu phần
TNNN - Đạm thô trong bài viết này được hiểu là protein thô (N x 6,25). Nhu cầu protein hàng ngày của động vật nuôi chính là nhu cầu về axit amin thiết yếu và không thiết yếu có trong khẩu phần. Để đáp ứng đủ nhu cầu protein và axit amin cho con vật, các nguồn protein động vật như bột thịt, bột thịt xương, bột cá … và các nguồn protein thực vật như đỗ tương, khô đỗ tương, khô cải, DDGS… phải được cung cấp từ khẩu phần. Sản lượng thức ăn công nghiệp (TACN) năm 2017 của Việt Nam đạt mức 20,5 triệu tấn, trong đó 17,2 triệu tấn là TACN cho chăn nuôi động vật trên cạn và 3,3 triệu tấn là TACN cho thủy sản (Agro Info, 2018). Để có được sản lượng TACN như trên, Việt Nam phải nhập khẩu một lượng nguyên liệu chiếm tới 79,5% tổng sản lượng TACN hàng năm. Trong các nguyên liệu nhập khẩu của năm 2017, nguồn nguyên liệu cung cấp protein cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chủ yếu là đỗ tương và khô đỗ tương chiếm tới 5,8 triệu tấn, bằng 36% tổng sản lượng nguyên liệu thức ăn nhập khẩu (Agro Info, 2018). Việt Nam là nước không có điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi cho việc trồng đỗ tương. Hiện nay, diện tích trồng đỗ tương ở nước ta chỉ đạt khoảng 100 ngàn ha, với năng suất bình quân 1,57 tấn /ha, sản lượng đỗ tương chỉ đạt gần 70 ngàn tấn/năm (theo Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, 2018). Nếu có chủ trương đẩy mạnh việc phát triển cây đỗ tương thì diện tích tối đa cũng chỉ đạt 300 ngàn ha và nếu lấy năng suất tối đa là 3,5 tấn/ha (gấp hơn 2,2 lần năng suất hiện nay), thì sản lượng cũng chỉ đạt khoảng 1 triệu tấn đỗ tương/năm. Như vậy, việc nhập khẩu đỗ tương gần như tất yếu để phát triển chăn nuôi ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc giảm nhẹ sức ép nhập khẩu nguồn nguyên liệu giầu protein này cũng là tất yếu trong chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững của Việt Nam. Thực ra, sức ép nhập khẩu đỗ tương để phát triển chăn nuôi không chỉ diễn ra ở nước ta mà cũng đang diễn ra ở một số nước khác trên thế giới, đặc biệt ở những nước có dân số lớn, kinh tế phát triển và có nhu cầu ngày càng tăng về protein động vật thực phẩm. Ví dụ: Trung Quốc năm 2001 nhập khẩu 14 triệu tấn đỗ tương, thì năm 2016 đã tăng lên đến 83 triệu tấn. Các nước Liên Âu năm 2011 nhập khẩu 13 triệu tấn thì năm 2016, đã tăng lên 15 triệu tấn (sơ đồ 1), (Yang-Su Kim, 2018). Có thể có nhiều giải pháp giảm sức ép sử dụng và nhập khẩu đỗ tương trong chăn nuôi, nhưng một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả, đó là giảm mức protein thô trong khẩu phần của động vật nuôi. Giải pháp này là xu hướng của thế giới trong dinh dưỡng động vật.
Bạn chưa phải hội viên nên chưa xem được nội dung. Vui lòng đăng nhập hội viên để có thể xem thông tin!
Bình luận
Tin khác
Sử dụng sợi lông gà để sản xuất pin nhiên liệu hydro
Nghiên cứu thành phần và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chanh leo ở Việt Nam
Cao su kỹ thuật chống rung, chịu nén dùng trong đầu máy - toa xe và túi nâng trục vớt, cứu hộ đường thủy
Thử nghiệm Ngày nay số 32
Phát hiện gần 500 gen dường như ảnh hưởng trực tiếp đến thực phẩm chúng ta ăn
Tin cũ hơn