Tiêu chuẩn ISO “Hướng dẫn chung để làm việc an toàn trong đại dịch COVID-19”
TNNN – ISO/PAS 45005:2020 giúp các tổ chức quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên, người lao động trong các ngành, lĩnh vực trước đại dịch COVID-19.
- Đơn vị đầu tiên thuộc Cục Hậu cần Quân khu 7 có phòng xét nghiệm đạt công nhận ISO 15189
- ISO 13485: 2016 và CE cho trang thiết bị y tế
Đại dịch COVID-19 đã bùng phát hơn 1 năm, làm xáo trộng công việc của tất cả mọi người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tất cả các ngành nghề trên khắp thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, việc khôi phục trở lại các hoạt động theo trạng thái bình thường là rất khó. Đặc biệt là việc phải làm thế nào để các tổ chức có thể quản lý, giữ an toàn cho nhân viên khi làm việc.
Theo Ủy ban kỹ thuật ISO về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ISO/TC 283), ISO/PAS 45005 - Hướng dẫn chung về làm việc an toàn trong đại dịch COVID-19” đưa ra hướng dẫn chung về an toàn tại nơi làm việc trong đại dịch COVID-19.
Công việc có rất nhiều hình thức và kiểu tổ chức khác nhau, tại mỗi lĩnh vực sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau. Khi đại dịch covid-19 bùng phát, một số tổ chức đã thực hiện chuyển đổi sang sang làm việc online tại nhà, nhưng tại nhiều vị trí, đặc thù công việc có những yêu cầu khác nhau, đòi hỏi người lao động phải có sự hiện diện và giao tiếp, tương tác trực tiếp với những người khác.
Theo Martin Cottam, Chủ tịch của ISO/TC 283, Ủy ban chuyên gia của ISO về sức khỏe và an toàn lao động (OH&S), việc cần thiết là phải điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với bản thân tổ chức và nếu có thể, phù hợp với hoàn cảnh của từng lao động.
Còn theo Sally Swingewood, Giám đốc của ISO/TC 283, giai đoạn này đã cho thấy tầm quan trọng của sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc lập kế hoạch kinh doanh liên tục. Nhiều tổ chức đã phải thực hiện nhiều điều chỉnh trong thời gian ngắn khi tình hình hoạt động của họ thay đổi, và điều đó có thể sẽ tiếp tục sảy ra trong tương lai. Họ cần đảm bảo rằng, kiến thức và kỹ năng chính được chia sẻ hiệu quả hơn; phải sẵn sàng và có khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh tổ chức của họ.
Sally cho biết, có rất nhiều công việc không thể thực hiện từ xa, bao gồm các dịch vụ thiết yếu như bán lẻ, vận tải, tiện ích và các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,... Đây là những công việc cần phải diễn ra tại cơ sở của người sử dụng lao động hoặc tại không gian công cộng, trong khuôn viên của tổ chức khác, trong nhà của người khác,... Điều này liên quan đến việc tiếp xúc với những người lao động khác và / hoặc các thành viên của công chúng. Những người tiếp xúc với số lượng người lớn hơn rõ ràng có nguy cơ cao hơn. Số liệu thống kê cho thấy rằng những người lái xe vận tải là một trong những nhóm có tỷ lệ tử vong cao nhất do COVID-19.
Nhưng trong tất cả các bối cảnh này, có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ lây truyền. Có thể áp dụng các biện pháp thông qua tổ chức lại công việc, giảm thiểu tiếp xúc, hạn chế số người đi chung xe, tránh dùng chung đồ uống và thức ăn, áp dụng các biện pháp vệ sinh trong suốt quá trình làm việc. Bên cạnh đó còn có thể điều chỉnh cách bố trí mặt bằng nhằm tăng sự tách biệt giữa người lao động hoặc giữa người lao động và công chúng; cải thiện hệ thống thông gió và làm vệ sinh các bề mặt có tiếp xúc.
Tất cả những điều này đòi hỏi nhân viên phải tuân thủ các biện pháp mà tổ chức đưa ra. Chìa khóa ở đây là giao tiếp và tham vấn. Nếu nhân viên cảm thấy họ hoàn toàn hiểu tại sao các biện pháp nhất định được áp dụng và họ được tham khảo và lắng nghe về các quyết định như vậy, thì họ có nhiều khả năng sẽ tham gia và hành động theo cách an toàn.
Với những công việc được thực hiện trong không gian công cộng hoặc nơi không có biện pháp nào có thể giới thiệu và áp dụng, ví dụ như nhân viên cảnh sát hoặc nhân viên bưu điện, Martin cho rằng, đây là một trong những thách thức của các tổ chức, vì những người này có thể gặp phải nhiều tình huống, cũng như hành vi từ những người khác mà họ tương tác mang lại.
Chuẩn bị cho người lao động trong những tình huống này là rất cần thiết. Điều quan trọng là phải theo dõi các bối cảnh khác nhau mà những người lao động này tự nhận thấy để điều chỉnh các biện pháp khi cần thiết.
Trả lời câu hỏi của Sally “Ngoài hướng dẫn tốt, tổ chức cũng có thể đưa ra các giải pháp thiết thực cho nhân viên của mình, chẳng hạn như vật liệu khử trùng và khử trùng? Làm việc tại nhà được khuyến khích và được coi là lựa chọn an toàn nhất, nhưng nó cũng không phải là không có rủi ro riêng?” Martin cho biết, một số người có thể dễ dàng thích nghi/ hoặc mong muốn với việc làm việc ở nhà trong khi đối với những người khác, điều đó là không thể.
Với một số người, không gian làm việc tại nhà là một thách thức không nhỏ. Làm việc trên bàn ăn, khu bếp nấu,… có thể là “ổn” trong một ngày, nhưng khi bạn phải làm nó trong nhiều tháng liên tục và bạn có con nhỏ cần được quan tâm, đó là một câu chuyện khác. Làm việc tại nhà cũng có thể dẫn đến những phàn nàn về thể chất nếu không gian làm việc được thiết lập không tốt và đối với một số người, nó hoàn toàn căng thẳng, Martin nêu ví dụ.
Một số nhân viên nhận thấy rằng, việc không có cùng mức độ tiếp xúc với cấp quản lý có thể dẫn đến cảm giác không an toàn trong công việc, và do đó họ làm việc quá sức. Những người khác có thể thấy khối lượng công việc của họ giảm vì nhiều lý do khác nhau (các dự án bị hủy bỏ và tương tự) dẫn đến tình trạng “làm việc thiếu sức lực”, đây cũng có thể là nguồn gốc của căng thẳng và lo lắng.
Ngay khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, chính phủ nhiều nước đã công bố hướng dẫn OH&S. Tuy nhiên theo Sally, ISO/PAS 45005 vẫn rất cần thiết vì có khả năng áp dụng chung. Hướng dẫn của tiêu chuẩn này giúp các tổ chức dễ dàng tiếp cận, cảnh báo về những gì họ cần giải quyết hoặc thực hiện để tiếp tục hoạt động mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của người lao động, cũng như hạn chế sự ảnh hưởng tới người khác vì những hoạt động của họ.
Sally cho biết: “Khi chúng tôi phát triển PAS, chúng tôi đặc biệt muốn nó hữu ích cho bất kỳ nhân viên hoặc người sử dụng lao động nào và có thể áp dụng cho bất kỳ loại công việc nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới. Có nhiều người, vì nhiều lý do, không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục làm việc, nhưng luôn có những biện pháp có thể được thực hiện để giảm nguy cơ nhiễm trùng của họ. PAS này có thể giúp cá nhân người lao động hiểu rõ hơn về những gì họ có thể làm để bảo vệ bản thân, ngay cả khi họ tự kinh doanh hoặc không có mô hình công việc cố định hoặc một người sử dụng lao động duy nhất. Chúng tôi đã thảo luận rất lâu về vấn đề này với các đồng nghiệp của mình ở nhiều quốc gia và lục địa khác nhau để đảm bảo rằng chúng tôi có liên quan”.
“Đây cũng là lý do chính tại sao chúng tôi yêu cầu ISO/PAS 45005 được cung cấp miễn phí để, bất kể quốc gia hay cá nhân nào cũng có thể tiếp cận mà không gặp phải rào cản về kinh tế”, Martin chia sẻ thêm.
Minh Tâm