Theo dòng sự kiện

ASTM F3326-19a giúp các bình chứa nhiên liệu xách tay an toàn hơn

25/06/2020, 11:05

TNNN - Ủy ban về lĩnh vực các sản phẩm tiêu dùng (F15) vừa ban hành tiêu chuẩn ASTM F3326-19a giúp các bình chứa nhiên liệu xách tay an toàn hơn.


Ảnh minh họa. Nguồn: Aliexpress

ASTM F3326-19a được phát triển cho các nhà sản xuất, cơ quan quản lý, phòng thí nghiệm và các nhà cung cấp bán lẻ nhiên liệu xăng dầu trên cơ sở thiết lập các yêu cầu về hiệu suất nhằm giảm thiểu ngọn lửa trong các bình chứa nguyên liệu di động (PFC) bằng cách bổ sung một thiết bị giảm thiểu ngọn lửa. 

Thiết bị giảm thiểu ngọn lửa trong các PFC [xăng (đỏ), diesel (vàng) và dầu hỏa (xanh dương)] bảo vệ các lỗ chứa nhiên liệu dễ cháy khỏi sự lan truyền của ngọn lửa vào hỗn hợp không khí trong bình chứa.

Sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu không khí dễ cháy trong bình chứa có thể xảy ra trong những trường hợp đặc biệt liên quan đến điều kiện môi trường và mức chất lỏng trong bình chứa.

Phân định các trường hợp và điều kiện đó đã được mô tả trong các báo cáo được công bố (ví dụ, Gardiner et al, 2010 (1), và các bài báo Elias et al, 2013 (2), bao gồm nghiên cứu được tài trợ và giám sát bởi Ban kỹ thuật ASTM F15.10.

Tuy chưa giải quyết được tất cả các mối quan tâm về an toàn liên quan đến việc sử dụng nó, nhưng người sử dụng tiêu chuẩn này cần có trách nhiệm thiết lập các thực hành an toàn, sức khỏe và môi trường phù hợp, xác định khả năng áp dụng, các giới hạn và quy định trước khi sử dụng.

Đặc điểm kỹ thuật này không giải quyết được nguy cơ gây thương tích hoặc tử vong do đánh lửa bên ngoài PFC khi đổ nhiên liệu vào PFC gần lửa hoặc nguồn đánh lửa khác làm nhiên liệu bốc cháy hoặc phát nổ. FMD không ngăn ngừa các mối nguy liên quan đến việc sử dụng sai PFC dẫn đến đánh lửa bên ngoài.

ASTM F3326-19a mô tả các thông số kỹ thuật và bốn phương pháp thử nghiệm để xác định tính hiệu quả, khả năng chống dòng nhiên liệu và độ bền cơ học và hóa học của thiết bị giảm thiểu ngọn lửa được lắp đặt trong bình chứa nhiên liệu xăng xách tay.

Bốn phương pháp thử nghiệm nhằm củng cố các vấn đề: Thiết bị giảm thiểu ngọn lửa có thể ngăn chặn hiệu quả và ngăn chặn liên tục sự lan truyền ngọn lửa thành hỗn hợp khí butan dễ cháy bên trong bình chứa hay không? Thiết bị giảm thiểu ngọn lửa có làm giảm đáng kể tốc độ dòng nhiên liệu xăng vào và ra khỏi bình chứa di động hay không? Độ bền cơ học của thiết bị giảm thiểu ngọn lửa khi nó phải chịu nhiều lần chèn và loại bỏ vòi tiếp nhiên liệu xăng?

Kết quả từ các thử nghiệm có thể sẽ được sử dụng cùng với các tiêu chuẩn khác để đánh giá sự phù hợp của bình chứa nhiên liệu di động cho người tiêu dùng.

Phúc Anh

Bình luận